MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bùng nổ dự án hạ tầng giao thông, cơ hội cho các doanh nghiệp khai thác cát

24-03-2015 - 14:08 PM | Doanh nghiệp

Tại vùng đồng bằng sông Hồng, nhiều dự án giao thông quan trọng đã được triển khai.

Sau phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3 vừa qua, Chính phủ đã ra nghị quyết quan trọng trong đó nhấn mạnh hai nội dung: Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình giao thông trọng điểm và NHNN phối hợp các bộ ban ngành nghiên cứu đề xuất gói tín dụng cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông. Tại vùng đồng bằng sông Hồng, nhiều dự án giao thông quan trọng đã được triển khai.

“Bùng nổ” dự án giao thông quy mô lớn

Tháng 10 năm 2014 vừa qua, Dự án xây dựng cầu Thái Hà vượt sông Hồng nối hai tỉnh Thái Bình - Hà Nam tổng mức đầy tư 1.700 tỷ đồng đã được khởi công xây dựng. Tổng chiều dài toàn tuyến là 5,5 km và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2016.

Đây chỉ là một trong số hàng loạt dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn vừa/sắp được triển khai.

Trước đó, hồi giữa tháng 9, một dự án quy mô khác là đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh được xây dựng để nối liền các trung tâm kinh tế thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ cũng được khởi công đoạn Quảng Ninh-Hải Phòng.

Không chỉ thế, trong trào lưu dự án hạ tầng bùng nổ thì CTCP Tập đoàn T&T và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng hạ tầng Phú Mỹ đã có Tờ trình gửi Bộ GTVT xin đầu tư dự án Đường vành đai 4-vùng Thủ đô, đoạn từ đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ đến cao tốc Hà Nội- Hải Phòng giai đoạn 1 theo hình thức BOT.

Trên đây là một số dự án tiêu biểu đã và chuẩn bị triển khai. Bộ GTVT đang xây dựng đề án đầu tư hệ thống đường cao tốc với nhiều giải pháp quyết liệt mang tính đột phá để đến năm 2020, cả nước có 2.500 km cao tốc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó những dự án lớn tại khu vực đồng bằng Sông Hồng sẽ được triển khai.

Theo đánh giá của các chuyên gia xây dựng, đối với các dự án giao thông ngoài chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí san lấp nền móng làm hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn do yêu cầu về chất lượng và khối lượng. Trong khi đó, chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành cát san lấp nên chủ đầu tư ưu tiên các mỏ cát, nhà cung cấp có vị trí địa lý thuận lợi để giảm chi phí vận chuyển ở mức thấp nhất.

Cơ hội cho các doanh nghiệp khai thác cát

Hiện tại, không có nhiều DN niêm yết hoạt động trong lĩnh vực khai thác cát san lấp làm hạ tầng. Giấy phép cấp chính thức cho hoạt động khai thác cát cũng rất hạn chế. Trong khi đó nhiều chủ đầu tư đã yêu cầu cát san lấp phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, hợp pháp nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Do đó, cơ hội dành cho các DN được cấp phép khai thác mỏ cát là rất lớn. Vấn đề đặt ra là DN có đủ nguồn lực đầu tư xây dựng dây chuyền khai thác và vận chuyển hay không.

Ông Đoàn Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tư vấn Dự án Quốc tế KPF (KPF) cho biết, khi hàng loạt cầu, cảng, dự án giao thông được cho phép cổ phần hóa và hiệu ứng PPP, thì việc phát triển hạ tầng giao thông của khu vực miền Bắc nói chung và Đồng bằng sông Hồng nói riêng là rất lớn. Với lợi thế về mỏ và vận chuyển đường sông, KPF đang nỗ lực đầu tư và đón đầu các dự án lớn để trở thành nhà cung cấp vật liệu chuyên nghiệp cho các công trình nêu trên. Hiện nay Công ty đang tiếp xúc và triển khai cung cấp cho các dự án đường cao tốc đi cầu Thái Hà (tại địa phận Thái Bình và Hà Nam), các dự án sân bay, đường, cảng tại Hải Phòng.

Với việc sở hữu 2 mỏ cát nước ngọt Sông Hồng với tổng diện tích khai thác lên tới 20ha và trữ lượng khoảng 30 triệu m3, KPF đang có cơ hội lớn trong việc đáp ứng nhu cầu san lấp hạ tầng các dự án giao thông trọng điểm quốc gia. Một mặt chất lượng cát đảm bảo chất lượng yêu cầu kỹ thuật, mặt khác mỏ cát của KPF nằm tại bãi bồi sông Hồng ngã ba Tam tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Hà Nam là vị trí  trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ. Bán kính từ đây đến các dự án giao thông của các tỉnh như Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, …được kết nối bởi hệ thống sông lớn giúp hạ giá thành sản phẩm cát đáp ứng nhu cầu của các chủ đầu tư.

Nhằm chuẩn bị cho các hợp đồng lớn, KPF hiện đã đầu tư nâng cao năng lực khai thác và năng lực vận chuyển. Mỏ cát của Công ty quản lý là mỏ nổi trên sông thuận tiện trong việc khai thác nên không yêu cầu đầu tư quá lớn về thiết bị, máy móc. Hiện Công ty tập trung  nguồn lực đầu tư 1 đội tàu sông biển để phục vụ dự án ở các tỉnh và một đội xe ô tô phục vụ cho cảng chung chuyển vật liệu cấp cho các dự án trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Trong quý II/2015, Công ty dự kiến đầu tư đội tàu sông biển, trọng tải 1.500 tấn, tổng mức đầu tư khoảng 20 tỷ đồng. Việc đầu tư đội tàu sẽ đảm bảo công tác truyền tải vật liệu của Công ty đến chân công trình với lợi nhuận tăng thêm trên 20%.

Ngân Hà

PV

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên