MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cần biện pháp giúp DN vừa và nhỏ 'lớn lên'

16-04-2013 - 08:33 AM | Doanh nghiệp

Thực trạng số DN đăng ký với quy mô ngày càng nhỏ đi và hiện tượng DN ngừng hoạt động và giải thể với số lượng lớn trong năm 2012 vừa qua đặt ra nhiều vấn đề đối với chính sách phát triển DN.

Thực trạng số doanh nghiệp đăng ký với quy mô ngày càng nhỏ đi và hiện tượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể với số lượng lớn trong năm 2012 vừa qua đặt ra nhiều vấn đề đối với chính sách phát triển doanh nghiệp.

Theo kết quả khảo sát VBiS, với dự báo kinh tế sẽ còn tiếp tục khó khăn trong năm 2013, đa số các doanh nghiệp có xu hướng giữ nguyên quy mô sản xuất kinh doanh (58,3%). Có 30,5% doanh nghiệp được khảo sát có thể mở rộng quy mô kinh doanh trong năm 2013, trong khi đó có 10,4% doanh nghiệp có thể giảm quy mô kinh doanh. Con số doanh nghiệp dự kiến doanh nghiệp có thể ngừng hoạt động hoặc đóng cửa giải thể rơi vào khoảng 1%. Đây là xu hướng tương đối lạc quan của doanh nghiệp về năm 2013 so với năm 2012 .

Việc doanh nghiệp quyết định mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong năm 2013 là do nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, lý do cơ hội xuất khẩu gia tăng và sẵn có lao động có tay nghề với chi phí cạnh tranh được nhiều doanh nghiệp chọn nhất, tỷ lệ lần lượt là 16% và 15,8%, xếp thứ hai là nhóm nguyên nhân chính sách ưu đãi thuế và các chương trình hỗ trợ phát triển của doanh nghiệp, xếp thứ ba là nhóm nguyên nhân triển vọng kinh tế thuận lợi và cơ sở hạ tầng được cải thiện, tiếp sau đó là nhóm nguyên nhân mở cửa thị trường, môi trường pháp lý được cải thiện và thị trường trong nước có dấu hiệu phục hồi.

Nhóm nguyên nhân về chính sách ưu đãi thuế và các chương trình hỗ trợ phát triển của doanh nghiệp của chính phủ được xếp thứ hai chứng tỏ rằng những nỗ lực của Chính phủ trong thời gian qua trong việc hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh đã có những tác động tích cực đến quyết định mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp xem đó là một trong những lý do để họ có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh trong năm 2013.

Thực trạng số doanh nghiệp đăng ký với quy mô ngày càng nhỏ đi và hiện tượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể với số lượng lớn trong năm 2012 vừa qua đặt ra nhiều vấn đề đối với chính sách phát triển doanh nghiệp.

Thứ nhất, vấn đề về mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp khi gia nhập thị trường - với một kế hoạch kinh doanh phù hợp và "một bà đỡ" tận tụy . Mặc dù môi trường kinh doanh đã có nhiều cải thiện đáng kể, xong các điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp mới thành lập không phải là là lúc nào cũng đầy đủ như : kiến thức kinh doanh, vốn, thị trường v,v...

Thứ 2, xu hướng chung cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam không "lớn lên được”. Trong tổng số 1.999 doanh nghiệp nhỏ tham gia cuộc khảo sát “Đặc điểm môi trường kinh doanh: Điều tra DNNVV” của Viện Quản lý kinh tế Trung ương sau hai năm 2009-2011 kết quả chỉ có 31 doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ lớn thành doanh nghiệp quy mô vừa nhưng lại có tới 133 doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thu lại thành cực nhỏ.

Giải pháp lúc này là nhà nước cần có một cách tiếp cận phù hợp hơn khi thiết kế các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần tăng cường hơn nữa các chính sách về trợ giúp, khởi sự doanh nghiệp để mỗi đồng vốn và sức lao động của doanh nhân bỏ ra được sinh sôi nảy nở.

Cần xác định rõ mục tiêu chính sách và nhóm đối tượng hỗ trợ cần được xác định rõ ràng, để từ đó chính sách sẽ tạo điều kiện kinh doanh chứ không chỉ dừng lại những ưu đãi hậu kinh doanh. Cho đến nay ngoài chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hầu hết các biện pháp hỗ trợ đều là các giải pháp chung cho các doanh nghiệp, hậu sản xuất. Có nghĩa là, cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm đi nhiều vì trên mặt bằng tiêu chí chung, doanh nghiệp lớn sẽ chiếm ưu thế. Đó là chưa kể tới việc đa phần các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chịu đựng nổi các khoản chi phí giao dịch và các loại thủ tục chỉ để vay được các khoản vay ngắn hạn….Và hệ quả là họ phải tìm đến các nguồn vốn vay phi chính thức.


Theo TS. Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCITS. Lương Minh Huân, Viện Phát triển Doanh nghiệp,VCCI

thunm

NDHMoney

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên