MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Còn 83 doanh nghiệp nợ gần 29 tỷ đồng tiền lương của người lao động

19-11-2014 - 16:09 PM | Doanh nghiệp

Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết nợ lượng, nợ bảo hiểm là vấn đề nhức nhối.

Trong phiên chất vấn của Quốc hội sáng 19/11 nhiều đại biểu đã quan tâm đến vấn đề nợ lương, nợ đọng bảo hiểm xã hội.

Cụ thể trong báo cáo trả lời các chất vấn có nêu rõ, tính đến hết năm 2013 có 76 doanh nghiệp nợ 80,2 tỷ đồng tiền lương của 10.017 lao động. 

Trong đó có 13 công ty 100% vốn nhà nước nợ 934 lao động 15,5 tỷ đồng; 18 công ty có cổ phần nợ 4.229 lao động 26,3 tỷ đồng; 44 doanh nghiệp tư nhân trong nước nợ 4.644 lao động 37,2 tỷ đồng; 01 doanh nghiệp FDI nợ 210 lao động 1,26 tỷ đồng.

Trong tháng đầu năm 2014, theo số liệu báo cáo nhanh của một số địa phương (Hải Dương, Hòa Bình, Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh) có 95 doanh nghiệp nợ lương của 5.340 người lao động với số tiền 32,63 tỷ đồng. 

Đến nay (tính đến ngày 12 tháng 11 năm 2014), còn 83 doanh nghiệp nợ lương của 4.337 người lao động với số tiền 28,9 tỷ đồng.

Về tình hình nợ bảo hiểm xã hội, theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam số tiền nợ bảo hiểm xã hội tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2014 là 7.067 tỷ đồng trong đó nợ bảo hiểm thất nghiệp là 565 tỷ đồng.

Riêng đối với doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, không còn quan hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội, có chủ bỏ trốn nợ bảo hiểm xã hội, tính đến hết tháng 8 năm 2014, cụ thể như sau:

(i) Doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, đơn vị tạm dừng hoạt động do bị rút giấy phép kinh doanh có 1.159 doanh nghiệp với 3.503 lao động tương ứng với số tiền nợ bảo hiểm xã hội: 80 tỷ đồng. Trong đó: Doanh nghiệp đã giải thế, phá sản là 1.810 doanh nghiệp với 1.097 lao động tương ứng số tiền nợ là 42 tỷ đồng.

(ii) Doanh nghiệp không còn giao dịch hoặc không còn quan hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội có 6.999 doanh nghiệp với 21.133 lao động tương ứng với số tiền nợ bảo hiếm xã hội là 489 tỷ đồng.

(iii) Doanh nghiệp có chủ là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam có 203 doanh nghiệp với 5.874 lao động tương ứng với số tiền nợ bảo hiểm xã hội 55 tỷ đồng.

Nguyên nhân được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho là chính sách pháp luật tuy đã được bố sung hoàn thiện nhưng vẫn còn chưa đồng bộ.

Cụ thể, do chế tài xử lý vi phạm pháp luật lao động và bảo hiếm xã hội còn nhiều bất cập như mức xử phạt thấp, thủ tục xử phạt phức tạp, không quy định xử lý hình sự đối với hành vi chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động; Việc quy định mức lãi suất chậm đóng BHXH thấp hơn mức lãi suất vay ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng quỹ BHXH.

Ngoài ra,  do công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều bất cập, chưa quyết liệt, lực lượng thanh tra còn mỏng, chất lượng còn hạn chế. Ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động chưa cao, luôn tìm cách trốn đóng, chậm đóng. Trong khỉ đó, một bộ phận người lao động thiếu sự đấu tranh mạnh mẽ đế bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Đặc biệt, do suy giảm kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động không có khả năng đóng làm cho nợ bảo hiểm xã hội tăng.


Khánh Linh-Hướng Dương

bachhue

Tài chính Plus

Trở lên trên