MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dầu gạo Việt vươn tầm thế giới

24-08-2015 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Dầu gạo được các nhà khoa học và Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) công nhận là một trong những loại dầu thực vật tốt nhất cho sức khỏe.

Nhu cầu sử dụng dầu gạo rất lớn nhưng sản lượng cung ứng ra thị trường hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Trên thế giới hiện chỉ có một số quốc gia có khả năng sản xuất dầu gạo với tổng sản lượng khá hạn chế. Điều đáng tự hào là Việt Nam cũng đóng góp vào sản lượng toàn cầu với sản phẩm chất lượng cao, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Nhà máy sản xuất dầu gạo của Calofic được đầu tư trang thiết bị - công nghệ hiện đại để cho xuất xưởng những lô dầu gạo đạt chất lượng cao, cung ứng thị trường Việt Nam và xuất khẩu

Dầu gạo – xu hướng toàn cầu

Không khó để giải thích cơn sốt dầu gạo trên toàn cầu. Chứa dưỡng chất Gamma-Oryzanol quý giá, dầu gạo không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có thể đáp ứng nhu cầu làm đẹp. Khi sử dụng trong chăm sóc sắc đẹp, Gamma-Oryaznol đem lại ưu thế cho dầu gạo nhờ khả năng chống ô-xi hoá hiệu quả gấp 4 lần vitamin E, cùng khả năng chống nắng độc đáo. Khi sử dụng dưới dạng thực phẩm, dưỡng chất này giúp ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do, giảm cholesterol xấu, thúc đẩy tuần hoàn máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch…

Từ đó, vấn đề sản xuất dầu gạo nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trở thành mối quan tâm lớn của các công ty sản xuất dầu hàng đầu thế giới. Dẫn đầu cuộc đua là Ấn Độ với khoảng 900 ngàn tấn dầu gạo/năm, trong khi sản lượng toàn cầu là khoảng 1,2 triệu tấn. Nhật Bản và Thái Lan sản xuất khoảng 70 ngàn tấn và 60 ngàn tấn, trong khi Trung Quốc sản xuất khoảng 50 ngàn tấn.

Mặc dù chiếm 75% tổng sản lượng toàn thế giới, và sản lượng tiêu thụ dầu gạo nội địa đã tăng trưởng 20-25% trong vài năm vừa qua, nhưng thị trường dầu gạo ở Ấn Độ vẫn được cho là còn trong giai đoạn non trẻ. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển vũ bão của dầu gạo trong tương lai.

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư phải tiếc rẻ, chấp nhận đứng ngoài cuộc chơi bởi việc sản xuất dầu gạo lắm thách thức, đầu tư tốn kém gấp nhiều lần so với các loại dầu thực vật khác. Thứ nhất, quy trình sản xuất dầu gạo rất phức tạp, đòi hỏi công nghệ tối tân để xử lý qua nhiều công đoạn và cần sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Thứ hai, vùng nguyên liệu cung ứng cám gạo phải đảm bảo chất lượng tươi mới, ổn định.

Ngoài ra, để giữ được chất lượng của cám tươi không bị biến đổi sau thu hoạch, nhà sản xuất phải đầu tư các phân xưởng sơ chế cám tươi xung quanh vùng nguyên liệu. Tất cả những yêu cầu trên là một bài toán khó mà không nhiều nhà sản xuất trên thế giới có thể đáp ứng được.

Dầu gạo sản xuất tại Việt Nam, xứng tầm thế giới

Tận dụng thế mạnh là một trong những cường quốc xuất khẩu gạo của Việt Nam, công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (CALOFIC) đã đảm bảo tiêu chí vùng nguyên liệu sẵn có của Việt Nam. Cùng nội lực về công nghệ, đội ngũ, kinh nghiệm, năng lực tài chính vững mạnh...

CALOFIC đã đầu tư nghiên cứu và sản xuất thành công dầu gạo - một sản phẩm tiềm năng nhưng cũng đầy thử thách, đồng thời chính thức đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sáng lập của Hiệp hội Dầu gạo Quốc tế (IARBO). Sự kiện này đã tạo một tiếng vang lớn trong khu vực và quốc tế, khẳng định tiềm lực ngành sản xuất – chế biến dầu sánh ngang với các quốc gia tiên tiến trên thế giới.

Hiện nay, sản phẩm dầu gạo của CALOFIC đã được đông đảo người tiêu dùng Việt Nam đón nhận, trong đó nhu cầu sử dụng để chăm sóc da và làm đẹp ngày càng tăng cao. Từ năm 2015, dầu gạo bắt đầu được các spa cao cấp đưa vào các liệu pháp làm đẹp tự nhiên cho khách hàng thay thế dầu ô liu, dầu dừa. Với chất lượng và đẳng cấp quốc tế, dầu gạo của CALOFIC đã được xuất khẩu với số lượng lớn qua thị trường Australia và New Zealand, Nhật Bản.

A.D

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:
Trở lên trên