MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phân tích hoạt động kinh doanh của Masan

08-08-2012 - 14:21 PM | Doanh nghiệp

Điều mà nhà đầu tư quan tâm nhất đối với 1 doanh nghiệp đó là doanh thu. Trong bối cảnh thị trường khó khăn mà doanh thu tăng chứng tỏ sản phẩm đó được thị trường chấp nhận & có thể tồn tại được lâu.

Dựa vào báo cáo tài chính đã kiểm toán nữa niên độ 2011, năm 2011 & báo cáo chưa kiểm toán nữa năm 2012, tôi tính các thông số để đưa vào phương trình Dupont 5 yếu tố nhằm xác định Lợi nhuận của MSN đến từ đâu & phân tích tổng quát BCTC của MASAN để tìm kiếm cơ hội đầu tư.

1/ Phân tích Dupont


dupont.png
- Qua bảng tính ta thấy được ROE 6 tháng đầu năm tăng mạnh (55%) so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân chính là do đòn bẩy tài chính & gánh nặng lãi vay tăng. Nhìn lại bảng cân đối kế toán thì có thể thấy năm nay, khoản vay dài hạn của MSN tăng rất mạnh so với năm ngoái. Chi tiết về các khoản vay & đối tác cho MSN vay được thuyết minh rất rõ trong BCTC 2011.

- Chú ý tỉ số gánh nặng lãi vay được tính bằng cách lấy EBT chia EBIT. Tỉ số này lớn hơn 1 nghĩa là EBT> EBIT, rõ hơn là interest income của MSN lớn hơn interest expense. Thực vậy, nhìn vào báo cáo lãi lỗ thì thấy được doanh thu từ hoạt động tài chính tăng đến 35% so với cùng kì năm trước, trong khi đó chi phí tài chính giảm nhẹ (3%). Các khoản mục trên BCTC luôn có liên hệ với nhau, doanh thu tài chính tăng chắc chắn khoản đầu tư ngắn hạn phải tăng. Và thật vậy, đọc thuyết minh số 9 về các khoản đầu tư ngắn hạn thì thấy khoản tiền gởi có kì hạn của Masan tăng 67% so với đầu kỳ.

- Tổng khoản đầu tư vào công ty liên kết chỉ tăng nhẹ so với 31-12-2011 nhưng lợi nhuận từ khoản đầu tư này tăng gấp đôi cùng kì năm trước, chứng tỏ MSN đã có 1 khoản đầu tư rất tốt vào các công ty liên kết của mình (TCB & Vinacafé).

- Mặc dù doanh thu tăng trưởng rất ấn tượng lên đến 45%, nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng 49% khiến cho EBIT margin bị giảm nhẹ. Tuy nhiên, nó đã được bù đắp rất tốt từ đòn bẩy tài chính, doanh thu từ hoạt động tài chính & lợi nhuận từ đầu tư vào cty liên kết nên mới làm ROE tăng mạnh như vậy.

- Điều mà nhà đầu tư quan tâm nhất đối với 1 doanh nghiệp đó là doanh thu. Trong bối cảnh thị trường khó khăn mà doanh thu tăng chứng tỏ sản phẩm đó được thị trường chấp nhận & có thể tồn tại được lâu. Hơn nữa, sản phẩm chiến lược của Masan là nước tương, nước mắm, mì tôm, café là những nhu yếu phẩm được sử dụng rộng rãi & có lợi thế là không chịu nhiều tác động của chu kì kinh tế.

2/ Phân tích tài sản
aset.png

- Là 1 công ty đa ngành nghề, nhưng lĩnh vực chính vẫn là sản xuất thực phẩm tiêu dùng, chiếm gần 80% thị phần nước mắm, nước tương ở Việt Nam, Masan có xu hướng tăng tỉ trọng đầu tư vào tài sản cố định để nâng cao quy mô & hiệu suất sản xuất của mình.

 Đọc thuyết minh số 6 của BCTC & file giới thiệu của MSN thì thấy tài sản cố định tăng 19% chủ yếu từ xây dựng văn phòng mới (ở Singapore) & mua sắm máy móc thiết bị. Đây là 1 tín hiệu tốt cho thấy MSN sử dụng nguồn tiền thu về từ phát hành trái phiếu để tập trung đầu tư vào core business của mình, hiện đại hóa nhà máy, mở rộng thị trường sang các quốc gia khác.

- Phần đầu tư dài hạn chủ yếu là khoản đầu tư vào Techcombank (30%) & xem ra khoản đầu tư này đang sinh nhiều lợi ích cho Masan cả về lợi nhuận được chia từ TCB cũng như khả năng huy động vốn khi cần.
msnts.png

3/ Phân tích nguồn vốn dài hạn
Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp thường được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu hoặc các khoản vay dài hạn. Bảng phân bổ nguồn vốn dài hạn của MSN như sau:
borrowing.png
ti trong von dai han.png
Từ dữ liệu trên ta thấy năm nay MSN gia tăng tài trợ bằng các khoản vay dài hạn & trái phiếu. Với mặt bằng lãi suất đã được hạ xuống khá nhiều từ đầu năm đến nay, việc Masan phát hành quá nhiều trái phiếu với lãi suất cao sẽ khiến chi phí lãi vay tăng cao & ảnh hưởng đến thu nhập thuần của doanh nghiệp.

Đọc thuyết minh số 20 về “vay & nợ dài hạn” của BCTC đã kiểm toán 2011 có thể thấy MSN sử dụng rất nhiều công cụ nợ từ vay dài hạn, hối phiếu, vay thế chấp bằng tài sản, vay tín chấp, trái phiếu chuyển đổi cho TPG, IFC. Chi tiết các khoản vay của MSN như sau:
loan.png

- Dựa vào bảng trên có thể thấy 6 tháng đầu năm, MSN tăng các khoản vay dài hạn lên 61% so với cuối năm 2011 & tập trung vào vay dài hạn từ công ty con với lãi suất 13%, không tài sản đảm bảo & phát hành trái phiếu chuyển đổi với lãi suất 15%. Ngoài ra, phần hối phiếu nhận nợ có lồng các công cụ quyền chọn mua, bán, chuyển đổi rất phứt tạp & ngầu ko thua kém bất kì 1 tổ chức quốc tế lớn nào & rất khó tìm thấy ở các doanh nghiệp khác ở Việt Nam.

Điều này cho thấy sự vượt trội của Masan trong việc ứng dụng các công cụ tài chính mới của thế giới để bộ trợ cho việc huy động vốn của mình & cũng thấy khá dễ hiểu khi lướt qua CV các nhân vật cao cấp về finance của MSN toàn là các CFA hoặc có background rất vững về tài chính.

Ý nghĩa & mục đích của những loại trái phiếu chuyển đổi với giá trị khổng lồ, cũng như tiềm tàng chi phí lãi vay & sự pha loãng cổ phiếu nếu được chuyển đổi là 1 câu chuyện rất phứt tạp & có lẽ vượt ngoài phạm vi nghiên cứu của người viết.

4/ Phân tích vốn lưu động

current assets.png

- Nhìn chung, tổng tài sản lưu động gần như không đổi so với đầu năm, nhưng tổng nợ ngắn hạn đã giảm đến 35% cho thấy Masan đã quản lý vốn lưu động rất tốt. Hơn nữa, với doanh thu & lợi nhuận tăng gần 50% so với cùng kì năm trước mà khoản phải thu ngắn hạn chỉ tăng 14%, trong đó khoản phải thu khách hàng giảm đến 20% cho thấy khả năng kiểm soát khoản phải thu của Masan rất tốt & không bị khách hàng chiếm dụng vốn lâu.

- Thêm vào đó, khoản phải trả người bán tăng lên đến 47% cho thấy MSN là 1 khách hàng rất quyền lực & có thể ép được nhà cung cấp đôi chút để có được kì hạn thanh toán thoải mái hơn.

- Doanh thu tăng kết hợp với lượng hàng tồn kho dự trữ cũng tăng 44% cho phép chúng ta dự đoán rằng các đơn đặt hàng ở những tháng sau là khả quan khiến cho Masan tăng lượng hàng tồn kho lên để chuẩn bị cho chiến lược kinh doanh sắp tới. Như vậy ko có ngạc nhiên gì nếu 6 tháng cuối năm Masan tiếp tục tăng trưởng mạnh về doanh số & lợi nhuận.

- Và kết quả của những phân tích có phần tốt đẹp trên lại được thể hiện thêm qua sự tăng mạnh của cả chỉ số thanh khoản hiện thời & thanh khoản nhanh như trên bảng đã thể hiện. Mặc dù năm nay Masan đã tăng sử dụng leverage lên nhiều nhưng các chỉ số thanh khoản vẫn tốt hơn đầu kì.

5/ Doanh thu và báo cáo ngân lưu

Một bài phân tích sẽ rất thiếu sót nếu không đề cập gì đến doanh thu, các thành phần & viên đạn bạc nào khiến cho doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ cũng như không phân tích gì về dòng ngân lưu. Tuy nhiên, vì lí do kĩ thuật là báo cáo chưa kiểm toán của MSN không có thuyết minh rõ thông tin về thành phần cấu tạo của doanh thu (nhưng BCTC đã kiểm toán năm 2011 thì có thuyết minh rõ).

Nhìn chung, dựa vào những phân tích sơ bộ trên có thể thấy được MSN là 1 cổ phiếu giá trị rất đáng kì vọng. Có người hỏi tốt vậy sao giá nó không tăng mà cứ lình xình mãi? Cổ phiếu giá trị chỉ phù hợp cho những nhà đầu tư dài hạn & có sự kiên nhẫn.

Theo tác giả Minhphc
 VFpress

thanhhuong

Trở lên trên