MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sứ Hải Dương đã hồi sinh?

02-03-2014 - 14:26 PM | Doanh nghiệp

Có hai vấn đề tiếp theo Công ty phải tập trung giải quyết: Tăng trưởng thị phần và cải thiện khả năng sinh lời (Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu năm 2011 chỉ là 7% và 2012 là 10%).

Trải qua một quá trình tái cấu trúc đầy khó khăn và mặc dù gặp nhiều rắc rối liên quan đến kiện tụng, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại có thể nói quá trình tái cấu trúc Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương về cơ bản đã đạt được kết quả kỳ vọng và Sứ Hải Dương đã có tình hình tài chính khá lành mạnh, đạt được những kết quả kinh doanh khả quan và kỳ vọng bước vào giai đoạn phát triển mới vững chắc hơn.

Tính đến cuối 2012: Chính thức hết lỗ lũy kế

Đơn vị tính: triệu đ

STT

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Quý I/2013

1

Lợi nhuận sau thuế

5.217

2.066

3.132

3.764

2

Lợi nhuận/lỗ lũy kế

-5.289

-2.463

669

4.433

Dựa trên số liệu tài chính, ta có thể thấy, trọng tâm chính giai đoạn 2010 – 2012 là kinh doanh có lãi để bù lỗ lũy kế và tập trung vào trả nợ ngân hàng. Tính đến thời điểm cuối năm 2012, Công ty đã chính thức xóa hết lỗ lũy kế. Đây cũng là giai đoạn các cổ đông thể hiện sự chia sẻ khó khăn cùng Công ty khi không nhận được chi trả cổ tức vì Công ty còn lỗ lũy kế.

Dòng tiền: Lành mạnh – tập trung trả nợ ngân hàng

Đơn vị tính: triệu đ

STT

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Quý I/2013

1

Dòng tiền thuần kinh doanh

1.400

6.516

5.233

4.582

2

Dòng tiền thuần đầu tư

45

33

909

78

3

Chi trả nợ thuần

-2.695

-2.820

-3.237

-1.653

4

Chi trả cổ tức

0

0

0

0

5

Dòng tiền thuần trong năm

-1.250

3.729

2.905

3.007

6

Số dư tiền mặt

2.867

6.601

9.505

12.512

Dữ liệu về dòng tiền cho thấy, trong giai đoạn này, hoạt động kinh doanh có lãi đồng thời tạo ra lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương, cho thấy hoạt động kinh doanh tương đối hiệu quả. Trong giai đoạn này, Công ty không sử dụng tiền để đầu tư vào tài sản cố định mở rộng sản xuất mà tập trung sử dụng nguồn tiền để trả nợ ngân hàng, phần còn lại để tích lũy số dư tiền mặt hàng năm nhằm đảm bảo sự chủ động về tiền cho hoạt động kinh doanh thường xuyên. Điều này cho thấy, khả năng thanh toán của Công ty là tốt và tình hình tài chính tiến triển lành mạnh.

Hệ số nợ giảm thấp – an toàn tài chính tốt

Đơn vị tính: triệu đ

STT

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Quý I/2013

1

Tổng tài sản

54.870

61.026

57.411

59.937

2

Nợ phải trả

29.125

32.451

25.700

24.462

3

Vốn chủ sở hữu

25.744

28.575

31.711

35.475

4

Hệ số nợ trên tổng tài sản

53%

53%

45%

41%

Tổng tài sản của Công ty trong giai đoạn này khá ổn định cho thấy Công ty chủ yếu tập trung vào việc tái cấu trúc tài chính thông qua việc giảm bớt nợ và tăng cường quy mô vốn chủ sở hữu, chưa có điều kiện để tập trung cho đầu tư tăng trưởng. Nhờ kinh doanh có lãi, hệ số nợ đã giảm một cách ấn tượng từ mức 53% cuối năm 2010 xuống mức 41% vào cuối Quý I/2013. Đây là một hệ số nợ thấp và cho thấy rủi ro tài chính thấp và tính độc lập về tài chính cao.

Vấn đề tiếp theo: Tăng trưởng thị phần và cải thiện khả năng sinh lời

Như vậy, thành quả chính của quá trình tái cấu trúc trong giai đoạn 2010 – 2012 của Công ty đó là đã vực dậy Công ty từ chỗ đứng trên bờ vực của sự đổ vỡ cuối năm 2008 (năm 2008 Công ty lỗ 13.2 tỷ đồng tương đương 62% vốn điều lệ, nợ phải trả 42,4 tỷ đồng gấp 5 lần vốn chủ sở hữu) về trạng thái tài chính lành mạnh, hết lỗ lũy kế và củng cố tiềm lực tài chính. Điều này sẽ củng cố niềm tin của người lao động và các cổ đông vào sự phát triển tương lai của Công ty. Tuy nhiên, khó khăn với Công ty trong giai đoạn tới vẫn không phải là nhỏ. Có hai vấn đề tiếp theo Công ty phải tập trung giải quyết: Tăng trưởng thị phần và cải thiện khả năng sinh lời (Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu năm 2011 chỉ là 7% và 2012 là 10%).

Theo một bài báo gần đây, Công ty chỉ chiếm được một thị phần nhỏ là 1,5% của ngành gốm sứ và mạng lưới phân phối rất hẹp (đặc biệt là so với các sản phẩm Gốm sứ Minh Long hay Bát Tràng), chính vì vậy, đã không thể cải thiện được khả năng sinh lời. Một trong những nguyên nhân quan trọng đó là, Công ty thiếu nguồn lực tài chính để đầu tư cho mở rộng tài sản cố định, công tác nghiên cứu, thiết kế và mở rộng kênh phân phối. Hệ thống tài sản cố định của Công ty hiện nay đã gần khấu hao hết, đặt ra yêu cầu đầu tư mới.

Chính vì vậy, với việc kinh doanh hiệu quả và tích lũy được nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh cùng với việc lấy lại niềm tin của các ngân hàng tạo cơ sở cho việc huy động vốn vay, Công ty đang tạo ra cơ sở tài chính thuận lợi cho việc nâng cấp quy mô và mở rộng thị phần. Việc Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước SCIC thực hiện kế hoạch thoái vốn vào thời điểm này có lẽ đã không còn đặt ra những lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Công ty như trong giai đoạn trước đây. Chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một giai đoạn phát triển mới vững chắc hơn và hiệu quả hơn của Sứ Hải Dương./.

Tuấn Dương

thanhhuong

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên