“Tỷ giá tăng, các doanh nghiệp gia công sẽ gặp khó”
"Nếu tỷ giá trên thị trường tự do và các NHTM tiếp tục cao trong thời gian dài hơn mà NHNN không can thiệp để bình ổn theo phương án đã công bố trước đây thì sẽ tác động đến lạm phát vì hàng nhập khẩu, nguyên vật liệu nhập khẩu sẽ tăng giá", TS. Lê Đăng Doanh cho biết trong cuộc trao đổi với BizLIVE.
-
Giá vàng trong nước tăng cao bất thường so với thế giới mang lại siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh vàng. Trong lúc này, cơ quan chức năng quản lý việc kinh doanh vàng như Ngân hàng Nhà nước cần vào cuộc kiểm tra, lành mạnh thị trường kinh doanh vàng trong nước
-
Có vốn nhưng không giải ngân được, bị "ngâm" quá lâu thì sẽ không đáp ứng được mục tiêu cấp bách của chương trình phục hồi và phát triển trong 2 năm 2022-2023
Những ngày vừa qua, USD tăng giá trên thị trường tự do đồng thời tỷ giá tại các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng tăng mạnh. Theo ông, tại sao thị trường lại "dậy sóng" như vậy?
Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ, đồng USD mạnh lên so với các đồng tiền khác, luồng vốn đầu tư trên thế giới đảo chiều, chảy mạnh về Mỹ.
Trong khi đó, khu vực EU gặp khó, đồng Euro suy yếu rõ rệt, nhiều ngân hàng Trung ương ở các nước chủ động giảm giá đồng tiền của mình để thúc đẩy xuất khẩu như Nhật Bản hay không chủ động can thiệp khi đồng tiền giảm giá như đồng tiền Australia.
Trong bối cảnh đó, đồng USD lên giá đối với đồng VND là điều không ngạc nhiên khi một số người dự đoán đồng VND sẽ giảm giá.
Xét yếu tố lạm phát, mất giá của VND trên thị trường nội địa từ năm 2009 đến nay trong khi tỷ giá được điều chỉnh theo hướng ổn định, đồng VND trên thực tế đã lên giá với đồng USD vào khoảng 20-25%.
Song, do xuất khẩu của nước ta mang nặng tính chất gia công, giá trị gia tăng thấp, khác với nền kinh tế khác như Nhật Bản, giảm giá VND sẽ làm tăng giá hàng nhập và tác dụng thúc đẩy xuất khẩu sẽ hạn chế hơn nhưng sẽ thúc đẩy lạm phát.
Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục giữ mức giảm giá ở 2%/năm, ít nhất trong thời gian trước mắt. Nếu các đồng tiền khác giảm giá sâu hơn nữa, có thể NHNN sẽ phải có sự điều chỉnh thích hợp.
Biến động tỷ giá vừa qua có tính chất tâm lý là chủ yếu và không xuất phát từ tình hình kinh tế vĩ mô vi các cân đối tài khoản vãng lai và cân đối xuất-nhập khẩu vẫn ổn định.
Nếu tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng mạnh và NHNN chưa có động thái nào để can thiệp thì có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chung và các nhóm ngành doanh nghiệp?
Nếu tỷ giá trên thị trường tự do và các NHTM tiếp tục cao trong thời gian dài hơn mà NHNN không can thiệp để bình ổn theo phương án đã công bố trước đây thì sẽ tác động đến lạm phát vì hàng nhập khẩu, nguyên vật liệu nhập khẩu sẽ tăng giá.
Những doanh nghiệp gia công hay sử dụng nhiều nguyên vật liệu nhập khẩu sẽ gặp khó vì giá đầu vào tăng trong khi giá hàng hóa chưa tăng theo kịp.
Hiện nay, đồng nội tệ ngày càng mất giá so với USD, đặc biệt là sự lao dốc của đồng euro, dồn dập trong thời gian vừa qua đã làm không ít quốc gia chưa phá giá nội tệ ngày càng lo ngại. Vậy Việt Nam sẽ phải đối mặt những khó khăn gì trước mắt?
Xu thế giảm giá các đồng tiền đến đâu còn phụ thuộc vào giá dầu thô, giá nguyên vật liệu, nông sản và thương mại quốc tế. Chúng ta cần tiếp tục theo dõi tình hình có nhiều biến động này.
Theo HẠNH PHÚC