MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nhân Mỹ 32 tuổi: 'Đây là 3 chiến lược xây dựng sự giàu có sau khi Covid-19 'bòn rút' những khoản chi tiêu của tôi!'

23-02-2021 - 19:18 PM | Tài chính quốc tế

Doanh nhân Mỹ 32 tuổi: 'Đây là 3 chiến lược xây dựng sự giàu có sau khi Covid-19 'bòn rút' những khoản chi tiêu của tôi!'

Tôi thấy rằng mình có khoảng 300 USD đến 500 USD mỗi tháng chưa sử dụng. Thay vì chỉ để yên khoản tiền ở đó hay đưa vào danh sách chi tiêu cho những việc khác, tôi sẽ sử dụng nó một cách chiến lược.

*Bài viết là chia sẻ của Jen Glantz. Cô là một doanh nhân và nhà sáng lập của dịch vụ "thuê" phù dâu Bridemaid for Hire nổi tiếng tại Mỹ.

Một vài tháng sau khi đại dịch diễn ra, tôi nhận ra rằng kế hoạch chi tiêu của mình không còn hợp lý. Tôi có những khoản nhanh chóng không còn sử dụng đến. Khoản tiền tôi dự định để đi với bạn bè, đi chơi cuối tuần, các hoạt động ở địa phương và thậm chí mua quần áo mới hoàn toàn không còn được sử dụng. Đó là bởi, đây là những việc mà tôi không thể làm ở thời điểm này, khi Mỹ vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề với Covid-19.

Tôi thấy rằng mình có khoảng 300 USD đến 500 USD mỗi tháng chưa sử dụng. Đây là số tiền trước đó tôi đã lập kế hoạch cẩn thận và hiện tại đang "nằm yên" trong tài khoản tiết kiệm của mình. Tôi nhận ra, thay vì chỉ để yên khoản tiền ở đó hay đưa vào danh sách chi tiêu cho những việc khác, tôi sẽ sử dụng nó một cách chiến lược. Mục đích là để mang lại lợi ích cho danh mục đầu tư và kế hoạch tài chính cho tương lai của mình.

Dưới đây là cách tôi sử dụng số tiền dư hàng tháng từ ngân sách của mình, các khoản không được sử dụng trong năm 2020.

1. "Nạp đầy" quỹ khẩn cấp

Đã 1 hoặc 2 năm kể từ khi tôi bắt đầu chú ý đến quỹ khẩn cấp của mình. Sau khi rời khỏi công việc toàn thời gian vào năm 2018, tôi đã trở thành một doanh nhân và làm việc tự do toàn thời gian. Tôi dành nhiều nhiều thời gian để xây dựng quỹ khẩn cấp của mình, bởi làm việc tự do đồng nghĩa với rủi ro tài chính lớn hơn. Sau khi có đủ tiền trong quỹ đó để sống trong 6 tháng, tôi quyết định không đưa thêm tiền vào quỹ nữa.

Tuy nhiên, khi đại dịch diễn ra, tôi phải một số tiền trong quỹ để chi trả cho những khoản lớn hơn, chẳng hạn như tiền thuê nhà và chi phí y tế. Tôi quyết định sử dụng khoản tiền đã tiết kiệm từ trước đại dịch. Hàng tháng, tôi đưa thêm từ 50 USD đến 75 USD vào quỹ khẩn cấp và đến cuối năm số tiền tôi rút ra đã được bù lại đầy đủ.

Để quỹ khẩn cấp tiếp tục tăng lên, tôi đã cam kết đóng góp 25% trong bất kỳ khoản tiền mặt chưa được sử dụng nào từ ngân sách năm 2021.

2. Đóng góp thêm nhiều tiền hơn vào tài khoản hưu trí

Dù chỉ bắt đầu thiết lập tài khoản hưu trí khoảng vài năm trước, nhưng đây là điều tôi muốn ưu tiên. Hiện tại, tôi đóng góp vào đó một số tiền cố định hàng tháng. Tôi có rất nhiều kế hoạch cho thời gian nghỉ hưu. Do đó, tôi quyết định đưa thêm 100 USD đến 125 USD mỗi tháng từ số tiền chưa sử dụng. Điều này đã giúp tài khoản hưu trí của tôi tăng lên đáng kể vào cuối năm 2020.

3. Rót thêm tiền cho các khoản đầu tư

Rót thêm tiền cho các khoản đầu tư không phải ưu tiên hay điều tôi thực hiện một cách thường xuyên. Tuy nhiên, nhằm xây dựng tài sản về lâu dài nhờ các tài khoản đó, tôi quyết định đặt mục tiêu hàng tháng là gửi vào đó từ 100 USD đến 125 USD. Tôi muốn dựa vào sự tăng trưởng của các khoản đầu tư trong thời gian tới, vì vậy tôi thấy hài lòng với việc nạp thêm tiền thường xuyên hơn.

Bằng khoản tiền vốn được chi cho những hoạt động giải trí và du lịch vào năm 2020, tôi đã sử dụng nó để thúc đẩy mục tiêu tài chính của mình. Theo đó, tôi có thể cải thiện chiến lược tài chính và thậm chí nhận thấy những chi tiết rõ ràng hơn về sự thay đổi mà tôi cần theo đuổi.

Ngoài ra, tôi cũng nhận thấy, ngay cả khi bắt đầu sử dụng tiền trở lại cho hoạt động giải trí, tôi cần phải điều chỉnh lại ngân sách cẩn thận hơn để ưu tiên cho việc đóng góp vào quỹ khẩn cấp, quỹ hưu trí và tài khoản đầu tư.

Tham khảo Business Insider

Giang Ng

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên