Đôi vợ chồng trẻ 9X chia sẻ bí quyết tiết kiệm được 1 tỷ đồng đầu tiên: Trước đặt ra mục tiêu, sau hạn chế ham muốn hoang phí!
Nếu bạn muốn gom được 1 tỷ tiết kiệm chỉ bằng biện pháp "tiêu dùng ít" là việc rất khó khăn. Vì vậy sau khi học được cách hài lòng đúng lúc, hạn chế tiêu dùng,... bước tiếp theo nên xem lại cách phân phối tài sản trong gia đình.
- 15-09-2021Lộ diện thời gian Ferrari LaFerrari đầu tiên về Việt Nam gia nhập bộ sưu tập siêu xe khủng của nữ doanh nhân 9x
- 14-09-2021Nữ giám đốc 9X không đụng vào tivi, Youtube, phim ảnh và mạng xã hội trong 1 tuần: Bỏ qua thời gian đầu bứt rứt, sau đó mới thấy cảm hứng tuôn trào
- 06-08-2021Cô gái 9x kiếm tiền từ năm 14 tuổi, 10 năm sau có khoản tiết kiệm 1 tỷ để mua nhà: Cảm giác thoải mái hơn khi có thể tự lập mà không cần nhờ chồng
(01)
Gia Kì là bạn học cũ của tôi, cô ấy bắt đầu học thêm khóa quản lý tài chính từ năm 2016.
Cách đây vài ngày, cô ấy đột nhiên đăng một dòng trạng thái, chia sẻ về cách quản lý tài chính của gia đình mình.
Gia Kì cùng chồng đã kết hôn được một năm rưỡi. Cả hai đều làm trong lĩnh vực Internet, nhưng thu nhập lại không cao lắm.
Mục tiêu chung của hai vợ chồng họ là dành thời gian hai năm để tiết kiệm được 1 tỷ đồng.
Gia Kì chia sẻ, trước đây cô ấy là một người cuồng mua sắm, chạy theo chủ nghĩa tiêu dùng và rất khó kiểm soát bản thân khỏi việc tiêu tiền hoang phí.
Khi còn đi học, nhờ được ba mẹ trợ cấp đều đặn mỗi tháng, nên Gia Kì chưa bao giờ lâm vào tình cảnh thiếu tiền, cuối tháng ăn mì gói, nợ tiền trọ như những bạn cùng lớp.
Khi thích một chiếc váy đẹp, cô ấy luôn cảm thấy rằng, số tiền trên hóa đơn cũng chỉ là một con số, tương lai tốt nghiệp cô ấy có thể mua được càng nhiều hơn nữa...
Không ngờ sau 2 năm làm việc, cô ấy mới phát hiện ra "sự kinh khủng của việc thiếu tiền."
Từ đó, cô ấy bắt đầu học cách kiểm soát hành vi tiêu dùng của mình, bắt đầu cuộc sống "vừa phải", và phát triển thói quen để dành tiền tiết kiệm.
Đến khi lập gia đình, khả năng quản lý tài chính của Gia Kì lại càng thêm thuần thục. Hãy xem chi phí tiêu xài hiện tại trong một tháng của gia đình họ:
Tiền mua quần áo: tầm 1 triệu 500 đồng.
Tiền ăn uống: 3 triệu đồng.
Tiền thuê nhà: 4 triệu đồng.
Tiền đi lại: 1 triệu đồng.
Chưa kể công ty của Gia Kì và chồng đều có cung cấp bữa trưa cùng bữa tối cho người tăng ca. Vào ngày thường, khi rảnh rỗi Gia Kì sẽ nấu ăn ở nhà để tiết kiệm tiền ăn ngoài...
Tính ra mỗi tháng, gia đình họ luôn kiểm soát chi phí ở mức 10 triệu/ tháng; trong khi lương cả hai cộng lại được 30 triệu, có thể dư dả để dành tiết kiệm.
Là người phụ nữ của gia đình, Gia Kì luôn ghi chú rõ ràng lại những khoản thu chi, từ đó đưa ra chiến lược chi tiêu hợp lý.
Làm thế nào để giảm việc tiêu phí?
Cô ấy chia sẻ 3 điểm chính:
Một là hạn chế mua những đồ đạc không cần thiết: Sau vài lần đóng gói đồ đạc để chuyển nhà, cô ấy nhận ra có nhiều thứ "hao tiền tốn của" mà gia đình không thường xài đến.
Hai là sự hài lòng đúng lúc: Khi cảm thấy thích một món đồ nào đó, thay vì quẹt thẻ ngay lập tức, hãy học thói quen để nó làm quà cho bản thân trong dịp quan trọng. Đây là "lí do lừa dối" rất hữu hiệu cho việc tiết kiệm chi tiêu.
Ba là các biện pháp khuyến khích tích cực: Khi số tiền tiết kiệm tăng lên, hãy ghi lại để tự cổ vũ bản thân thêm phần cố gắng.
Nếu giữa hai vợ chồng gặp mâu thuẫn về vấn đề chi tiêu, cả hai nên lùi một bước nhường nhau để hạn chế tranh cãi.
Tiết kiệm là thói quen tốt, nhưng hãy học cách tiết kiệm đúng mực, đừng đánh mất niềm vui của cuộc sống.
(02)
Tất nhiên, nếu bạn muốn gom được 1 tỷ tiết kiệm chỉ bằng biện pháp "tiêu dùng ít" là việc rất khó khăn.
Lúc này, nên xem lại cách phân phối tài sản trong gia đình.
Vợ chồng Gia Kì rất thận trọng, 70% tài sản của họ là tiền tiết kiệm.
15% thu nhập cố định làm tiền để dành riêng nhằm xử lí sự cố bất ngờ.
10% tiền dự phòng đã lâu chưa sử dụng làm vốn đầu tư...
Nếu bạn sợ rủi ro khi đầu tư, có thể thử tích lũy vốn bằng cách nâng cao kĩ năng, làm tăng thu nhập.
Theo Gia Kì, bản thân đã làm đúng 3 điều nên mới có thể học được cách quản lý tài chính nhanh chóng như vậy:
Thứ nhất: Tìm được một đối tác phù hợp đồng quan điểm, khuyến khích lẫn nhau.
Thứ hai: Có người "hùn vốn" cùng tiến, cùng lùi, nhắc nhở bạn giữ tài khoản, điều chỉnh thói quen tiêu dùng kịp thời.
Thứ ba: Bởi vì đã lập gia đình, nên ý thức phân bổ tài sản càng nâng cao, không dám "để hết trứng trong một giỏ", mà học cách tăng thu nhập chủ động...
Doanh nghiệp và tiếp thị