Dòng tiền nước ngoài vào chứng khoán, trái phiếu thị trường mới nổi ‘sụt giảm đột ngột’
Dòng tiền nước ngoài vào cổ phiếu, trái phiếu ở các thị trường mới nổi ngoài Trung Quốc đang sụt giảm đột ngột do lo ngại nhiều nền kinh tế thuộc nhóm này sẽ không phục hồi được từ đại dịch trong năm tới, triển vọng xấu đi do biến thể Omicron và kỳ vọng lãi suất của Mỹ sẽ cao hơn, theo Financial Times.
- 15-11-2021Tương lai Honda bấp bênh: Sau hàng chục năm vẫn chỉ dựa vào xe máy để kiếm tiền, 'tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến' chuyển sang xe điện, mơ mộng làm tên lửa
- 26-10-2021USD chiều 26/10 tăng, vàng giảm, dòng tiền chảy vào Bitcoin cao kỷ lục với dự đoán BTC sẽ có giá 100.000 USD
- 06-10-2021Lo sợ bất ổn, dòng tiền khôn đang tháo chạy khỏi loại tài sản này
- 26-07-2021Bỏ qua mọi thị trường khác, nhà đầu tư nước ngoài 'ôm' dòng tiền cuồn cuộn đổ vào chứng khoán Mỹ
- 15-05-2021Dogecoin tăng gần 40% sau một dòng tweet, Elon Musk vẫn là động lực của tiền số
Cuối tháng 11, tiền từ nước ngoài chảy vào cổ phiếu, trái phiếu ở các thị trường mới nổi, trừ Trung Quốc, lần đầu tiên sụt giảm kể từ khi đại dịch COVID-19 khiến các thị trường rung lắc vào tháng 3 năm 2020, theo dữ liệu từ Viện Tài chính Quốc tế (IIF).
Robin Brooks, kinh tế trưởng tại IIF nhận định: “Chúng tôi thấy các nhà đầu tư không còn hứng thú với các thị trường mới nổi, và Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đồng tiền sụp đổ trong những tuần gần đây sau khi ngân hàng trung ương kiên trì cắt giảm lãi suất bất chấp lạm phát tăng mạnh, không phải trường hợp cá biệt. Thổ Nhĩ Kỳ là triệu chứng của một vấn đề có phạm vi rộng hơn trên các thị trường mới nổi: thiếu tăng trưởng”.
IIF tách Trung Quốc ra khỏi dữ liệu nhóm thị trường mới nổi vì dòng vốn vào Trung Quốc lớn đến mức chúng che khuất các xu hướng có thể thấy rõ trong số liệu.
Theo nghiên cứu của công ty xếp hạng tín nhiệm S&P, sự xuất hiện của biến thể Omicron trong những tuần gần đây sẽ có tác động lớn hơn đối với các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn, và hầu hết các nền kinh tế mới nổi có tỷ lệ tiêm chủng dưới 70-80%, mức có thể tạo miễn dịch cộng đồng.
Nhiều nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là các nước lớn có thu nhập trung bình như Brazil, Nam Phi và Ấn Độ, đã vay nặng lãi trên thị trường quốc tế và trong nước để tài trợ cho ứng phó với đại dịch.
Luiz Peixoto, chuyên gia về thị trường mới nổi tại BNP Paribas, cho biết, hầu hết trong năm qua, không có những lo ngại về tác động tài khóa của nợ gia tăng, “như thể tỷ lệ nợ tăng 10 điểm phần trăm chẳng có nghĩa lý gì”. Nhưng triển vọng tăng trưởng yếu kém có nghĩa là những lo ngại như vậy đã trở lại, Peixoto nhấn mạnh.
“Cho dù được tài trợ bởi thị trường trong nước hay nước ngoài, điều đó không có nghĩa gì vì lãi suất tăng lên ở khắp nơi”. Do đó, 10 thị trường mới nổi lớn, trong đó có Chile, Mexico, Ba Lan và Ấn Độ, có nguy cơ bị hạ xếp hạng tín nhiệm, Peixoto cảnh báo.
Yếu tố khiến sự lo ngại của các nhà đầu tư tăng lên là lập trường của Jay Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), chuyển sang ‘diều hâu’ hơn (ủng hộ tăng lãi suất, giảm cung tiền) để đối phó với lạm phát gia tăng. Việc Powell ủng hộ ngừng chương trình mua trái phiếu nhanh hơn lộ trình đã đặt ra làm tăng khả năng lãi suất sẽ đi lên sớm hơn vào năm tới và làm trầm trọng thêm việc bán tháo các tài sản rủi ro.
Đồng đô la Mỹ mạnh lên có thể gây bất ổn cho các nền kinh tế như Thổ Nhĩ Kỳ - nước vay nợ nhiều bằng đô la - cũng như Brazil, Nam Phi và Ấn Độ, những quốc gia có xu hướng vay bằng đồng tiền của mình nhưng phụ thuộc nhiều vào dòng tiền nước ngoài.
Khi đồng đô la Mỹ mạnh lên, lợi nhuận của người nước ngoài nắm giữ cổ phiếu, trái phiếu thị trường mới nổi bị xói mòn. Chỉ số chứng khoán các thị trường mới nổi của MSCI giảm 4% trong năm nay tính theo đô la Mỹ, tụt rất xa so với mức lời 19% đối với chứng khoán ở các thị trường phát triển, theo dữ liệu từ nhà cung cấp chỉ số này.
Khi tỷ lệ tiêm chủng tăng lên và nền kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi từ mùa hè năm nay, đồng đô la đã tăng giá. Tín hiệu của Fed về ý định rút lại các biện pháp kích thích và thắt chặt chính sách tiền tệ có nghĩa là các thị trường đã không lặp lại “cơn giận dữ” năm 2013, khi sự thay đổi đột ngột trong thông điệp của Fed dẫn đến việc bán tháo đột ngột các tài sản rủi ro, trong đó có cổ phiếu, trái phiếu thị trường mới nổi, Brooks của IIF cho biết.
Tuy nhiên, sự kết hợp giữa tăng trưởng yếu và đồng đô la Mỹ mạnh lên vẫn có thể gây ra tình trạng bán tháo, ông cảnh báo, đặc biệt là sự bấp bênh dai dẳng do đại dịch và căng thẳng gia tăng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, Mỹ và Nga.
Dữ liệu của IIF cho thấy dòng vốn nước ngoài đổ vào cổ phiếu, trái phiếu thị trường mới nổi đạt đỉnh ở quý IV, 2020, ngay trước khi việc tiếp cận vaccine trở nên phổ biến ở các nền kinh tế tiên tiến.
Sự phục hồi sau đó của Mỹ và các thị trường phát triển khác đã làm tổn hại đến tài sản ở các nền kinh tế mới nổi kể từ đó. Nhưng dòng tiền vào không dừng lại cho đến quý này, khi Fed bắt đầu quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ.
Việc giảm bớt lượng trái phiếu mua vào (120 tỷ USD/tháng) của Fed hỗ trợ đồng đô la vì nó cho thấy Fed đang tiến gần hơn đến việc tăng lãi suất, một động lực lớn cho việc định giá tiền tệ trên thế giới.
Áp lực đó chỉ gia tăng kể từ ngày 30 tháng 11, khi chủ tịch Fed Powell cho rằng ông không còn tin áp lực lạm phát có tính nhất thời và báo hiệu rằng ngân hàng trung ương sẵn sàng tăng tốc thắt chặt tiền tệ.
“Tín hiệu từ Powell đã làm trầm trọng thêm sự điều chỉnh vốn đã khó khăn đối với nhiều nước đang phát triển. Trong khi lợi suất của trái phiếu nội tệ ở các thị trường mới nổi hấp dẫn, các nhà đầu tư hiện có thể phải đối mặt thêm với áp lực từ việc tăng lãi suất và sự suy yếu của tiền tệ”, Samy Muaddi, nhà quản lý danh mục đầu tư tại công ty quản lý đầu tư T Rowe Price cho biết.
(Theo Financial Times)
Nhà đầu tư