Đột quỵ lúc giao mùa, nỗi ám ảnh của người dân Việt Nam
Liên tiếp những ca đột quỵ gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo nguy cơ đột quỵ mỗi khi thời tiết giao mùa. Có người đột quỵ ngay tại nơi làm việc, trên đường đi làm hoặc ngay trên giường ngủ. Đột quỵ dường như trở thành nỗi ám ảnh với tất cả mọi người, bất kể độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính.
Công việc ổn định, tương lai sáng lạn, gia đình hạnh phúc cũng biến mất hoàn toàn nếu bệnh đột quỵ viếng thăm
Cuối tháng 10 vừa qua, người thân của chị Phạm Thu Ng…(53 tuổi, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) vẫn chưa hết bàng hoàn khi chị đột ngột “ra đi”. Đang khoẻ mạnh, sinh hoạt bình thường, bỗng đau đầu, té ngã và rơi vào hôn mê. Gia đình đưa đến cấp cứu tại bệnh viện địa phương, sau đó chuyển lên Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, TP. Cần Thơ rồi chuyển tiếp lên bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.
Các bác sĩ cho biết, chị bị tai biến mạch máu não (xuất huyết não). Qua tìm hiểu tiền sử bệnh lý, người nhà cho biết, Mẹ chị từng bị tai biến và trong gia đình (Mẹ, anh chị, em) đều mắc chứng cao huyết áp. Thời tiết chuyển mùa, chị thấy xây xẩm, chóng mặt; tay chân tê và mỏi; hay đau tức ngực và người rất mệt mỏi…người nhà khuyên chị đi khám bệnh nhưng mãi lo buôn bán chị chưa kịp đi kiểm tra sức khỏe. Chị được người nhà chuyển đến viện trong tình trạng hôn mê sâu, chỉ một ngày sau chị đã không qua khỏi.
Hãy phòng tránh đột quỵ ngay hôm nay
Có đến 90% bệnh nhân phải chịu nhiều di chứng nặng nề về vận động và thần kinh do đột quỵ gây ra như liệt nửa người, suy giảm trí nhớ... tuy nhiên 80% đột quỵ có thể phòng ngừa được nhưng người dân Việt Nam còn thiếu kiến thức về bệnh nên chưa quan tâm. Do đó, cần chú trọng phòng ngừa đột quỵ từ sớm để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của bệnh:
Trong thời tiết giao mùa, mọi người cần giữ ấm, người trung và cao tuổi cần chú ý giữ ấm cơ thể khi đi ngủ và mỗi khi ra khỏi phòng, kể cả khi đi bộ buổi sáng tránh để cơ thể lạnh đột ngột. Điều này dễ làm tăng huyết áp đột ngột, nếu không điều trị phòng huyết áp hàng ngày gây ra cơn tăng huyết áp kịch phát có thể vỡ mạch máu, gây ra đột quỵ.
Đi ngủ và thức dậy đúng giờ, thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe, uống nhiều nước vào sáng sớm lúc ngủ dậy, ăn đủ bữa trong ngày đặc biệt là bữa sáng. Chú ý ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành, ăn nhiều cá, ít thịt. Sử dụng vừa phải lượng muối và mỡ trong chế biến món ăn.
Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, chủ động khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lần giúp phát hiện các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì… nhằm kiểm soát sức khỏe của mình tốt hơn.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng cách sử dụng sản phẩm hỗ trợ sức khỏe có nguồn gốc rõ ràng, uy tín, chất lượng… cũng là giải pháp cần và đủ để “nói không với nỗi ám ảnh” về đột quỵ mỗi khi thời tiết chuyển mùa.
Nếu không may người thân trong gia đình có các triệu chứng của bệnh đột quỵ như méo miệng, nói khó, liệt tay, chân, hôn mê, đau đầu, nôn mửa, người nhà cần liên hệ ngay với trung tâm cấp cứu. Trong thời gian chờ đợi, cần để bệnh nhân nằm yên, nới rộng quần áo, theo dõi sắc mặt, nhịp thở. Nếu bệnh nhân nôn ói, cần để đầu nghiêng sang một bên, lấy các chất nôn từ mũi và miệng bệnh nhân. Tuyệt đối tránh cạo gió, châm cứu hay bấm huyệt.
TPBV sức khỏe NattoEnzym: giúp ngừa tai biến, đột quỵ, nguyên liệu Nhật Bản NattoEnzym giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não. Giúp làm tan cục máu đông trong lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu. Giúp giảm thiểu nguy cơ, hỗ trợ và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu (tai biến nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường).
Sản phẩm của: Công ty TNHH MTV Dược Phẩm DHG
Địa chỉ: Lô B2-B3, Khu công nghiệp Tân Phú Thanh giai đoạn 1, xã Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
Điện thoại: 0293.3953454 GPQC: 01760/2016/XNQC - ATTP
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.