ĐT Việt Nam thất bại vì sai lầm lớn nhất của VFF, không chỉ bởi lỗi của HLV Park Hang-seo?
Theo tờ báo Thái Lan, tuyển Việt Nam thất bại ở vòng loại World Cup và AFF Cup bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có “sai lầm lớn nhất” của VFF.
- 16-01-2022Dùng "cái tâm" và thái độ ôn hòa để đối nhân xử thế: Học 5 thói quen của người hạnh phúc để ung dung trước cuộc đời đầy thị phi
- 16-01-2022Phỏng vấn: Cho thời gian 1 phút, hãy làm tôi nhớ đến bạn! Nữ ứng viên xinh đẹp chỉ cần 10 GIÂY ngay lập tức trúng tuyển, ai nấy "tâm phục khẩu phục"
- 16-01-2022MC Thảo Vân chực trào nước mắt khi nói lên tiếng giải thích lý do không xuất hiện trong chương trình Táo quân năm nay
Mới đây, hãng truyền thông Main Stand của Thái Lan có bài bình luận khá dài và thú vị về đội tuyển Việt Nam với tiêu đề: "Tìm hiểu nguyên nhân khiến bóng đá Việt Nam liên tục thất bại". Chúng tôi xin lược dịch lại nội dung bài viết này.
"Việc bị loại khỏi AFF Cup được coi là một thất bại với tuyển Việt Nam. Dù vẫn đang đứng đầu Đông Nam Á trên BXH FIFA nhưng tuyển Việt Nam không còn là vua ở Đông Nam Á. Không những vậy, tuyển Việt Nam cũng toàn thua cả 6 trận ở vòng loại thứ ba World Cup dù họ vẫn được dẫn dắt bởi HLV người Hàn Quốc Park Hang-seo.
Chuyện gì đã xảy ra với tuyển Việt Nam? Điều gì khiến họ đang dần đánh mất vị thế của mình? Main Stand xin cùng mọi người phân tích để tìm câu trả lời.
CHU KỲ BÓNG ĐÁ VIỆT NAM
Bóng đá là một chu kỳ tương tự như một sản phẩm. Theo thuật ngữ kinh doanh, chu kỳ bóng đá cũng giống như vòng đời sản phẩm.
Nếu so sánh vòng đời sản phẩm với bóng đá Việt Nam, có thể so sánh nó với 2 thời đại khá tương đương nhau.
Nếu nhìn lại thành công của tuyển Việt Nam, có lẽ người ta phải nhìn lại kỷ nguyên vô địch AFF Cup 2008. Thời điểm đó, tuyển Việt Nam là tập thể tương đối hoàn hảo. Họ có một tiền đạo dứt điểm sắc bén như Lê Công Vinh, có những tiền vệ giỏi như Tấn Tài, Minh Phương hay thủ môn xuất sắc như Dương Hồng Sơn…
Nhưng thành công của tuyển Việt Nam thế hệ này chỉ kéo dài được 3 năm. Đến AFF Cup 2010, vẫn là những cầu thủ đó nhưng sức mạnh của họ đã giảm đi rất nhiều và để thua Malaysia ở bán kết.
Bóng đá Việt Nam bước vào kỷ nguyên đi xuống. Họ không thành công ở cả SEA Games 2011, 2013 và các giải AFF Cup 2014, 2016.
Sau nhiều thành công, bóng đá Việt Nam dần bước vào chu kỳ suy thoái.
Cho tới khi HLV người Hàn Quốc Park Hang-seo xuất hiện, mọi thứ thay đổi và Việt Nam một lần nữa trở thành số 1 ASEAN.
Thế nhưng, sau vài năm với những thành tích đỉnh cao, bóng đá Việt Nam đi vào xu hướng thoái trào rất nhanh. Họ liên tục nhận thất bại, với những lý do sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần sau. Nhưng có thể nói, yếu tố mang tính chu kỳ không chỉ xảy ra với bóng đá Việt Nam
CHIẾN THUẬT CŨ, CON NGƯỜI CŨ
Tuyển Việt Nam của HLV Park gần như không thay đổi chiến thuật trong suốt 3 năm nên rất dễ bị các đối thủ phân tích và bắt bài. Giống như Leicester, Việt Nam giành được những danh hiệu nhờ khả năng phản công của những "Jamie Vardy". Nhưng sau đó, mọi đối thủ đều biết cách đối phó, chiến thuật này không còn phát huy được nữa. Bạn thấy đấy, những Jamie Vardy này đã sa sút nhiều và tuyển Việt Nam hoàn toàn bị bắt bài.
Chiến thuật của HLV Park Hang-seo đã không còn hiệu quả. Nhật Bản, Oman, Ả Rập Xê Út, Australia hay Trung Quốc đều đã nghiên cứu lối chơi của Việt Nam.
Yếu tố chiến thuật cộng với việc không có sự đột phá về con người, tuyển Việt Nam không còn đủ khả năng gây bất ngờ ở cả vòng loại World Cup lẫn AFF Cup
HUỶ V.LEAGUE 2021 LÀ QUYẾT ĐỊNH SAI LẦM NHẤT
Tình hình Covid-19 khiến bóng đá Việt Nam phải đứng trước một trong những quyết định quan trọng nhất, đó là huỷ giải VĐQG. Điều này giúp HLV Park có nhiều thời gian chuẩn bị cho vòng loại World Cup. Thoạt nghe thì có vẻ đó là một hướng đi tốt nhưng thực ra, nó là con dao hai lưỡi gây "thương tích" cho tuyển Việt Nam.
Hầu hết các cầu thủ của Việt Nam đều thi đấu trong nước, chưa có bất kỳ trận đấu nào trước khi dự vòng loại World Cup. Việc luyện tập cùng nhau ở ĐTQG không làm cho bất cứ điều gì trở nên tốt hơn, nhất là khi họ không thể giành chiến thắng. Sự tự tin đã suy yếu. Khả năng sáng tạo của cầu thủ dần trở nên cạn đi.
Tờ báo Thái Lan cho rằng việc huỷ giải V.League 2021 là quyết định sai lầm nhất của VFF.
Việc huỷ giải V.League đã để lại những hậu quả khó lường. Với việc toàn bộ cầu thủ không thể thi đấu để duy trì thể trạng và cảm giác bóng, lối chơi của tuyển Việt Nam dần trở nên kém hiệu quả, thể lực của một số cầu thủ cũng không đảm bảo.
Chúng tôi cho rằng quyết định huỷ giải VĐQG (V.League 2021) là một tình huống mà LĐBĐ Việt Nam (VFF) đã quyết định sai lầm. Dù sao cũng không thể trách họ. Bởi vì đây là tình huống chưa từng có với họ hoặc thậm chí với các quốc gia khác trên thế giới.
CÁ LỚN TRONG AO NHỎ
Cây bút Gabriel Tan của ESPN đã phân tích lý do khiến Việt Nam bị loại ở bán kết AFF Cup là do họ thiếu siêu sao. Họ nên có một cầu thủ ra nước ngoài thi đấu. Như trường hợp của Chanathip Songkrasin (Thái Lan), có thể thấy rõ mức độ thay đổi.
Khả năng của cầu thủ Việt Nam ở mức xuất sắc, nhưng họ cần nhiều cơ hội hơn để tiến bộ, như Nguyễn Quang Hải, Phan Văn Đức, Nguyễn Tiến Linh. Họ giống như những con cá lớn trong cái ao nhỏ. Có lẽ đã đến lúc họ dấn thân ra thế giới bên ngoài.
Quang Hải đang như cá lớn trong ao nhỏ.
Như Chanathip Songkrasin, người đã có 4 năm ở J.League. Rõ ràng anh đã cho thấy sự khác biệt hoàn toàn khi trở về thi đấu ở giải Đông Nam Á.
Bản thân HLV Mano Polking của Thái Lan khi trả lời phỏng vấn cũng cho rằng trình độ của cầu thủ Việt Nam và Thái Lan không có nhiều khác biệt nhưng điều quan trọng là cầu thủ Việt Nam không được ra nước ngoài thi đấu nhiều như Thái Lan, do đó chất lượng và hiệu suất là kém hơn.
VÌ SAO CẦU THỦ VIỆT CHƯA THÀNH CÔNG Ở NƯỚC NGOÀI?
Nguyễn Công Phượng từng thi đấu tại Saint-Truiden ở giải VĐQG Bỉ nhưng đây lại là quyết định sai lầm của cầu thủ này. Công Phượng chọn một CLB đã có tới 10 tiền đạo. Tất nhiên, cơ hội cạnh tranh là quá mong manh. Chỉ riêng nền tảng thể lực, cầu thủ Việt Nam không thể so với các cầu thủ gốc châu Âu hoặc châu Phi.
Vấn đề ngôn ngữ cũng là lý do quan trọng. Khả năng nói tiếng Anh đã hạn chế Công Phượng giao tiếp với đòng đội. Ngoài khả năng về chuyên môn thì các cầu thủ Việt Nam vẫn còn vấn đề ở khả năng thích nghi. Tất cả cầu thủ Việt Nam vẫn cần phải học hỏi thêm và dám thể hiện mình nhiều hơn nữa.
Về phần Nguyễn Quang Hải, người đang nhận được nhiều lời động viên ra nước ngoài, chúng tôi cho rằng nếu cầu thủ này muốn ra nước ngoài, bản thân anh cũng cần điều chỉnh khá nhiều.
Quang Hải chưa được tạo điều kiện tối đa để ra nước ngoài.
Các giải nước ngoài cần cầu giàu thể lực, có thể chơi tốt ở cả chiến thuật phòng thủ và tấn công nhưng nếu quan sát kỹ, Quang Hải vẫn cần điều chỉnh để đáp ứng được những yêu cầu này.
Một vấn đề nữa cũng rất quan trọng, đó là liệu CLB chủ quản (CLB Hà Nội) có thực sự cho phép Quang Hải ra nước ngoài thi đấu? Đây là câu hỏi mà chính Quang Hải có lẽ cũng không thể trả lời được.
Có lẽ HLV Polking đã đúng khi cho rằng V.League chưa thể so với Thai League. Nó rõ ràng ảnh hưởng đến thành công của ĐTQG. Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở việc 100% cầu thủ Việt Nam chơi ở trong nước, trong khi Thái Lan có nhiều cầu thủ chơi ở nước ngoài. Đây rõ ràng là điều khiến tuyển Việt Nam phải đứng sau Thái Lan".
Pháp luật & Bạn đọc