Dù bận rộn cỡ nào thì cũng phải làm được 4 việc vào buổi sáng, tránh 5 việc trong buổi tối, cơ thể sẽ cảm ơn bạn nhiều lắm
Có những việc nên và không nên làm thì sẽ tốt cho sức khỏe của bạn, điển hình là có 4 việc nên làm vào buổi sáng và 5 việc không nên làm vào buổi tối như sau.
- 08-10-2020Một số loại thực phẩm biến thành chất độc khi mọc mầm, nhưng có 3 loại thực phẩm lại trở nên bổ dưỡng hơn sau khi nảy mầm
- 07-10-20204 loại thực phẩm tưởng vô hại nhưng lại cực có hại nếu bạn ăn khi đang đói cồn cào
- 06-10-20209 loại thực phẩm chẳng khác nào kháng sinh tự nhiên tăng cường hệ miễn dịch và giữ ấm cơ thể vào mùa đông
Mọi người đều mong muốn có một cơ thể khỏe mạnh, vì vậy họ sẽ thu thập những thông tin về sức khỏe, chẳng hạn như ăn một số loại thực phẩm có thể đạt được hiệu quả chống ung thư , tránh xa những thứ này thì bệnh tật sẽ không "hỏi thăm" bạn...
Với nhịp độ công việc và cuộc sống ngày càng nhanh, mọi người thường không có thời gian chăm sóc bản thân trong lịch trình bận rộn. Tuy nhiên, càng như vậy, bạn càng nên tập trung dành thời gian quan tâm và chăm sóc bản thân để có được hạnh phúc và sức khỏe. Nếu không thể thường xuyên chú ý đến bản thân trong những lúc bận rộn ban ngày thì bạn hãy chăm sóc cơ thể vào buổi sáng vào tối.
4 việc nên làm vào buổi sáng
1. Tắm vào buổi sáng
Tắm vào buổi sáng là một thói quen tốt. Tắm vào buổi sáng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu mạnh hơn, cảm giác sạch sẽ. Hương thơm của nước tắm có thể điều chỉnh tâm trạng và giúp tinh thần sảng khoái hơn.
2. Đi tiêu vào buổi sáng
Một khi bạn hình thành thói quen đại tiện tốt vào buổi sáng, bạn sẽ khỏe mạnh cả đời. Nếu bạn không có thói quen này, đừng lo lắng, hãy cố gắng trau dồi nó. Ví dụ: ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như bắp cải, khoai lang và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác và đi vệ sinh sau khi thức dậy vào buổi sáng bất kể bạn có muốn hay không. Theo thời gian, thói quen này sẽ trở thành tự nhiên.
3. Uống nước vào buổi sáng
Uống nhiều nước rất tốt cho cơ thể con người, một cơ thể khỏe mạnh phải duy trì sự cân bằng nước. Sau một đêm ngủ, không uống một giọt nước nào, con người rất dễ bị mất nước, và một cốc nước ấm (không phải nước đá) là một thức uống bổ sung có lợi, đồng thời có vai trò làm sạch dạ dày.
4. Thức dậy chậm vào buổi sáng
Nhiều người thường thức dậy một cách vội vàng ngay khi thức dậy vào buổi sáng, nhưng họ cảm thấy chóng mặt. Sau khi ngủ dậy, cơ thể con người cần một quá trình chuyển từ trạng thái ức chế sang trạng thái hưng phấn. Nếu ngay lập tức đứng dậy mặc quần áo và tắm rửa, cơ thể chưa kịp thích nghi, máu lưu thông chậm, không kịp vận chuyển oxy lên não sẽ dễ xảy ra hiện tượng chóng mặt.
Tốt hơn hết bạn nên nằm yên sau khi mở mắt, nằm trên giường vận động chân tay và đầu, 5 phút sau hãy đứng dậy. Nếu bạn gặp khó khăn khi đứng dậy, bạn có thể thực hiện một số động tác vươn vai và kéo dài khi nhắm mắt, điều này sẽ giúp bạn tỉnh táo rất nhiều.
5 điều không nên làm vào buổi tối
1. Không uống cà phê
Không nên uống cà phê trước khi đi ngủ. Nhiều người biết rằng thực phẩm chứa caffein kích thích hệ thần kinh và có tác dụng lợi tiểu nhất định, đây là nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ. Đối với trà cũng vậy.
2. Không ăn đồ cay
Ăn đồ cay trong bữa tối cũng là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ớt, tỏi, hành... có thể gây cảm giác nóng trong bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
3. Không ăn thức ăn gây đầy hơi
Một số thực phẩm như đậu, cải thảo, hành tây, ngô và chuối sẽ tạo ra nhiều khí hơn trong quá trình tiêu hóa, có thể gây đầy hơi và cản trở giấc ngủ bình thường.
4. Không uống rượu
ống rượu trước khi đi ngủ từng được nhiều người cho là có tác dụng thúc đẩy giấc ngủ, nhưng các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng mặc dù nó có thể khiến người ta nhanh chóng đi vào giấc ngủ nhưng nó vẫn giữ trạng thái ngủ trong giai đoạn ngủ nhẹ và khó đi vào giai đoạn ngủ sâu. Do đó, người uống rượu dù ngủ lâu nhưng sau khi tỉnh dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi.
5. Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ
Ăn thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng khối lượng công việc của ruột, dạ dày, gan, túi mật và tuyến tụy, kích thích trung khu thần kinh không hoạt động, gây mất ngủ.
Ngoài những điều trên, đừng bao giờ bỏ qua 3 nguyên tắc cực kì quan trọng này
1. Ngủ đủ giấc
Theo nghiên cứu do Tổ chức Giấc ngủ Hoa Kỳ thực hiện, người lớn từ 18 đến 64 tuổi không nên ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày, và ngủ 7-9 tiếng một ngày là thích hợp nhất. Không nên ngủ quá 10 tiếng mỗi ngày, khi ngủ sẽ chỉ mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
2. Không ngồi lâu
Những tác động tiêu cực của việc ngồi lâu bao gồm suy thoái cơ chân, tăng huyết áp và giảm mạnh lượng cholesterol mật độ cao. Một nghiên cứu của Đại học Columbia, Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng những người ngồi trên 90 phút có tỉ lệ tử vong cao gấp đôi những người khác. Sau khi thống kê toàn diện, người ta thấy rằng nhóm ngồi 12,5 giờ một ngày và ngồi hơn 30 phút một lần có tỷ lệ tử vong cao nhất. Cách tốt nhất là bạn nên đứng dậy vận động một lần sau khi ngồi xuống 30 phút.
3. Chủ động quan tâm đến sức khỏe tinh thần
Theo số liệu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố năm 2017, trên toàn thế giới có hơn 300 triệu người mắc bệnh trầm cảm, với sự gia tăng không ngừng của áp lực xã hội, số lượng bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm vẫn không ngừng tăng lên. Nếu cảm thấy không được tốt, hãy chú ý đến thói quen sinh hoạt của bản thân hơn nữa, vì mất ngủ, kém ăn theo năm tháng rất dễ phát triển thành trầm cảm. Khi thấy mình thường xuyên hoặc có dấu hiệu bị trầm cảm, hãy đi khám để được tư vấn.
Theo Sohu, Aboluowang, Heho
Pháp luật và Bạn đọc