Dự thảo giá điện: Dùng dưới 700 số, điện một giá vẫn sẽ đắt hơn điện bậc thang
Theo dự thảo của Bộ Công thương, với phương án áp dụng song song hai hình thức một giá và bậc thang, nếu hộ dân dùng dưới 100 số điện, tiền điện tính theo giá một giá sẽ cao hơn từ 61-72% so với giá bậc thang.
- 10-08-2020Dự thảo: Giá điện một giá có thể tương đương 145 - 155% giá bán lẻ điện bình quân
- 10-08-2020Tổ công tác của Thủ tướng: Nếu còn kẹp giấy tờ con để tạo “xin-cho” thì phải bỏ hết
- 10-08-2020Căng thẳng Ấn - Trung: Từ kinh nghiệm Nhật Bản, cố vấn JETRO khuyên Ấn Độ nên hợp tác với Việt Nam và Đông Nam Á
Bộ Công Thương đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Trong đó, đối với cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt, dự thảo đề xuất 2 phương án lựa chọn.
Phương án 1: Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt 5 bậc.
Phương án 2: Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt 5 bậc và giá bán lẻ điện một giá (khách hàng được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá).
Theo tính toán trong trường hợp giá điện bình quân là 1.864,44 VND/kWh như hiện tại, với phương án 2 được nêu trong dự thảo, nếu hộ dân dùng dưới 700 kWh (số điện), điện một giá sẽ đặt hơn điện bậc thang.
Cụ thể, với phương án 2A, nếu hộ dân dùng dưới 100 số, tiền điện theo giá một giá sẽ cao hơn tới 61% so với giá bậc thang. Nếu dùng dưới 200 số thì điện một giá vẫn đắt hơn gần gấp rưỡi và phải qua mức 742 số thì hộ sử dụng điện một giá mới có giá rẻ hơn. Nếu dùng 1000 số, điện bậc thang sẽ rẻ hơn gần 20%.
Với phương án 2B, nếu hộ dân dùng dưới 100 số, tiền điện theo giá một giá sẽ cao hơn tới 72% so với giá bậc thang. Hộ dân dùng dưới 1000 số thì giá điện một giá vẫn sẽ đắt hơn giá bậc thang. Phải tới ngưỡng 1116 số thì giá theo hai hình thức mới ngang nhau. Nếu dùng 1500 số, điện bậc thang sẽ rẻ hơn 5%.