MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dự thảo hạ “hạn mức” khấu trừ VAT đối với chi tiêu tiền mặt khiến DN đau đầu

31-08-2017 - 15:30 PM | Tài chính - ngân hàng

Mới đây, Bộ Tài chính đã có đề nghị hạ “hạn mức” khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 20 triệu xuống còn 10 triệu đối với những khoản chi tiêu bằng tiền mặt của DN. Nếu đề nghị này được thông qua, những khoản chi bằng tiền mặt lớn hơn 10 triệu của DN sẽ không còn được khấu trừ khoản VAT là chi phí .

Các doanh nghiệp (DN) đang rất quan tâm đến đề nghị này của Bộ tài chính, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. Do đặc thù và tập quán tiêu dùng của thị trường, đa phần các khoản chi dưới mức 20 triệu hiện nay đều được DN thanh toán bằng tiền mặt và lấy hóa đơn để được khấu trừ cả khoản VAT vào chi phí DN. Các chi phí thường xuyên được thanh toán bằng hình thức này có thể kể đến như chi phí công tác, điện nước, mua nguyên vật liệu, thiết bị văn phòng...

Chị Nguyễn Thị Kim Dung – Giám đốc công ty TNHH SX Quốc Tế Bảo Ngọc Sài Gòn cho biết, chị luôn ủng hộ các chủ trương của nhà nước, tuy nhiên nếu quy định này được ban hành chắc chị cần phải nhờ ngân hàng nơi DN chị đang mở tài khoản tư vấn thêm cách thực hiện sao cho không làm đội chi phí.

Chị cho rằng với các khoản trên 20 triệu thì DN đã quen thanh toán qua ngân hàng, bằng việc ký hợp đồng với đối tác cho mỗi khoản chi nhưng với các khoản dưới 20 triệu mà cũng phải thanh toán qua ngân hàng sợ rằng sẽ vừa làm phát sinh chi phí chuyển khoản và khiến DN bị động hơn về thời gian xử lý, chưa kể, không phải đối tác nào cũng có thể đáp ứng việc thanh toán này.

Chị cũng đã tính đến việc dùng thẻ tín dụng cá nhân để thanh toán, tuy nhiên để hợp lý hóa khoản chi từ thẻ cá nhân thành các khoản chi của DN nếu được cơ quan thuế chấp nhận thì cũng phát sinh thêm chi phí và còn rất mất thời gian.

Anh Nguyễn Ngọc Bảo Khương - Giám đốc công ty TNHH RedBox lại tỏ ra khá hào hứng trước thông tin này. Anh cho biết, chủ trương này của Bộ tài chính nhằm mục đích ngăn chặn gian lận trong việc khấu trừ, hoàn thuế VAT, phòng chống rửa tiền và nó tiệm cận với cách làm của các nước tiên tiến, nơi anh đã có thời gian học tập và sinh sống gần chục năm trước đó.

Điều cần làm nhất hiện nay để nhận được sự đồng thuận cao trong giới DN, theo anh Khương, đó là Chính phủ và các ngân hàng rất cần có những giải pháp song song để DN không phải mất thời gian với hàng loạt thủ tục rườm rà.

Ông Đào Gia Hưng, Phó giám đốc Khối SME của VPBank cho biết, các ngân hàng đều đã chuẩn bị phương án để gỡ rối cho DN từ cách đây vài năm. Chủ trương hạn chế tiền mặt trong giao dịch là chủ trương lớn của Chính phủ và đã được các ngân hàng thực thi tới từng sản phẩm tài chính phục vụ KH.

Đơn cử như với các DN vừa và nhỏ (SME), VPBank đã nghiên cứu và phát hành dòng thẻ VPBiz, dòng thẻ được thiết kế “đo ni đóng giày” cho các DN SME, với cả 2 loại thẻ, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ dành cho doanh nghiệp. Hai sản phẩm thẻ này có đến 5 lợi ích lớn mà hiện nay chưa nhiều DN tận dụng được hết.

Đầu tiên, thanh toán bằng thẻ VPBiz sẽ đáp ứng đề nghị của Bộ tài chính và như vậy khoản VAT mà DN đã thanh toán khi mua hàng sẽ được khấu trừ trong chi phí, mà không cần lo về “hạn mức” khấu trừ VAT. Kế đó, DN có thể dùng thẻ VPBiz này để thanh toán tại tất cả các điểm bán hàng có máy chấp nhận thẻ (POS) hoặc thanh toán trực tuyến. Điểm mạnh nữa là thời gian thanh toán bằng thẻ rất linh hoạt, thậm chí DN có thể mua hàng vào bất cứ lúc nào, không phụ thuộc vào giờ làm việc của ngân hàng hay lo ngại chênh lệch múi giờ thanh toán giữa các quốc gia..

Đặc biệt, DN có thể được cấp hạn mức thẻ tín dụng lên tới 2 tỷ đồng và hưởng thời gian miễn lãi tới 45 ngày, rất hữu ích khi DN cần xoay vốn gấp để kinh doanh. Bên cạnh đó, DN được hưởng thêm các chương trình hoàn tiền từ VPBank và các đối tác của ngân hàng, như vậy sẽ giúp DN chi tiêu một cách rất tiết kiệm. Ví dụ, chương trình hoàn tiền lên tới 5% đang được triển khai cho lĩnh vực du lịch, ẩm thực tại Việt Nam và trên toàn thế giới kéo dài từ tháng 8 đến cuối năm nay.

Sự linh hoạt và sáng tạo của sản phẩm thẻ tín dụng doanh nghiệp này đã giúp VPBank mang về giải thưởng quốc tế danh giá cho hạng mục “Thẻ tín dụng đột phá” năm 2016 và hạng mục “Quản lý dòng tiền doanh nghiệp xuất sắc” năm 2017 được trao bởi tạp chí uy tín The Asian Banking and Finance (ABF). Các chuyên gia tài chính cũng nhận định rằng, nếu DN vừa và nhỏ tận dụng được những loại thẻ này thì rất nhiều bài toán hóc búa họ đang gặp phải sẽ được giải, đặc biệt về vấn đề xoay vốn tức thời mà không cần tài sản thế chấp cũng như việc hợp lý hóa chứng từ thuế doanh nghiệp.

A.D

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên