MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đưa bố vào viện dưỡng lão, tôi bị cả làng nói là bất hiếu: Sự thật đằng sau hiếm ai hiểu được

02-01-2024 - 20:10 PM | Sống

Đưa bố vào viện dưỡng lão, tôi bị cả làng nói là bất hiếu: Sự thật đằng sau hiếm ai hiểu được

“Tôi không biết phương án này có đúng không. Nhưng tôi chắc chắn rằng nó phù hợp với gia đình mình”.

Bài viết dưới đây là chia sẻ của Hiểu Minh (32 tuổi, Nam Ninh, Trung Quốc) đang được lan truyền trên nền tảng Toutiao.

Tôi bị buộc tội là đứa con bất hiếu

Tôi là con trai một trong gia đình có bố mẹ làm nghề nông. Dẫu điều kiện tài chính hạn chế, song bố mẹ luôn dành những thứ tốt nhất cho tôi. Sau khi học xong cấp 3, tôi chuyển lên thành phố theo học đại học. Suốt những năm tháng học trên thành phố, tôi biết bố mẹ đã phải dành dụm từng đồng để cho con trai có tiền đóng học.

Thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn đó, tôi đã đi làm từ rất sớm nhằm có tiền tự trang trải cuộc sống. May mắn, nhờ tích lũy được kinh nghiệm, tôi tìm có công việc ngay sau khi ra trường. Tôi cũng sớm kết hôn và tự mua được nhà ở thành phố.

Sống xa nhà nhưng vợ chồng tôi luôn dành sự quan tâm cho bố mẹ. Kể từ khi có kinh tế hơn chút, tôi đều gửi tiền về biếu ông bà. Một năm, cả gia đình 2 bên nội ngoại lại tổ chức du lịch 3-4 lần. Vợ chồng tôi luôn nghĩ rằng khi bố mẹ vẫn còn khỏe mạnh thì sẽ dành mọi ưu tiên cho ông bà, như một cách để đền đáp công ơn.

Chưa hưởng trái ngọt được bao ngày, năm ngoái, mẹ tôi đột ngột ra đi. Buồn bã vì sự vắng bóng của người bạn đời, bố tôi cũng đổ bệnh theo. Kể từ đầu năm nay, bố đã không thể tự chăm sóc được bản thân.

Đưa bố vào viện dưỡng lão, tôi bị cả làng nói là bất hiếu: Sự thật đằng sau hiếm ai hiểu được- Ảnh 1.

Không còn cách nào khác, chúng tôi buộc phải thuê người giúp việc để chăm sóc ông. Nhưng họ đến làm được vài tháng lại nghỉ. Bởi công việc chăm sóc người già không hề đơn giản. Không thể tìm được người hỗ trợ, tôi đón bố lên nhà để tiện chăm sóc.

Nhưng mọi chuyện không đơn giản. Ở tháng đầu, vợ chồng tôi cố gắng sắp xếp công việc để có nhiều thời gian chăm sóc bố. Nhưng đến tháng thứ 2, với áp lực công việc, vợ chồng tôi tự cảm thấy mình không thể chu đáo cho bố được nữa. Thêm nữa, vợ chồng tôi cũng đi làm suốt nên tôi cảm nhận được nỗi cô đơn của ông khi phải ở nhà 1 mình.

Thao thức nhiều đêm không biết phải giải quyết như thế nào, chúng tôi đưa ra quyết định ‘đau đớn’ là đưa bố vào viện dưỡng lão. Ngày đưa bố vào viện dưỡng lão, cảm xúc của tôi vô cùng mâu thuẫn. Tôi biết điều này sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của bố. Nhưng chúng tôi không còn lựa chọn nào khác.

Tuy nhiên, có một chuyện không diễn ra như tôi mong đợi. Hàng xóm kéo đến và nói rằng vợ chồng tôi bất hiếu. Họ nói rằng tôi nên thực hiện bổn phận của một người con và tự mình chăm sóc bố thay vì đưa ông vào viện dưỡng lão.

Tôi đã cố gắng giải thích và kể cho họ nghe về hoàn cảnh của mình nhưng chẳng ai hiểu. Mọi người vẫn nghĩ rằng con cái đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão là bất hiếu.

Bỏ qua lời chỉ trích để chăm lo cho bố

Để chứng minh mình không hề bất hiếu, vợ chồng tôi cố gắng hoàn thành tốt bổn phận của một người con. Dù không thể đích thân chăm sóc bố nhưng hầu như cuối tuần nào, gia đình tôi cũng vào thăm ông.

Ở những tháng đầu, tôi cảm thấy bố không được vui khi sống trong đây. Nhưng ông cũng hiểu chúng tôi không còn cách nào khác.

Theo thời gian, cuộc sống của bố ở viện dưỡng lão dần ổn định hơn. Ông kết bạn được với nhiều người và cũng tích cực tham gia những hoạt động trong viện dưỡng lão. Nhìn vào đôi mắt ông, tôi không còn thấy những nỗi buồn như trước. Hơn nữa, tôi nhận thấy sức khỏe của bố cũng cải thiện do được các y tá bác sĩ chăm sóc đúng cách, cộng thêm việc tập luyện thể dục thường xuyên.

Đưa bố vào viện dưỡng lão, tôi bị cả làng nói là bất hiếu: Sự thật đằng sau hiếm ai hiểu được- Ảnh 2.

Sau khi bố chuyển vào viện dưỡng lão, chúng tôi càng trân trọng từng khoảnh khắc bên ông. Mỗi cuối tuần, tôi đều đưa vợ con đến thăm và mang những món ngon mà bố thích. Vào ngày sinh nhật ông, vợ chồng tôi đều mở tiệc để ông mời 1 vài người bạn thân của mình.

Dù không thể bên bố thường xuyên nhưng mỗi lần gặp nhau gia đình tôi lại tràn ngập tiếng cười. Dẫu bà con làng xóm nói tôi là kẻ bất hiếu. Nhưng tôi biết rằng quyết định này là vì hạnh phúc và bình yên của bố. Tôi tin chắc rằng tình cảm gia đình không chỉ là sự quan tâm, chăm sóc về vật chất mà quan trọng hơn là sự đồng hành, thấu hiểu về tinh thần. Dù ở bất kỳ nơi nào, chỉ cần chúng ta vẫn quan tâm đến nhau bằng cách này hay cách khác thì sợi dây tình cảm sẽ không bao giờ đứt đoạn.

Việc tôi đưa bố vào viện dưỡng lão không phải là thiếu tinh thần trách nhiệm. Trái lại, tôi khẳng định mình là người sẵn sàng hy sinh tất cả vì gia đình. Chỉ là đôi khi chúng ta cần phải đưa ra những lựa chọn khó khăn để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người thân yêu của mình.

Tôi sẽ tiếp tục bảo vệ gia đình, chăm sóc bố để ông cảm nhận được hơi ấm của gia đình những năm cuối đời. Chúng tôi cũng dần bỏ ngoài tai những chỉ trích của hàng xóm. Bởi trong thâm tâm, tôi biết mình là người con hiếu thảo và đã có sự lựa chọn đúng đắn cho các thành viên trong gia đình.

Đinh Anh

Phụ nữ số

Trở lên trên