Đua nhau mua thuốc hạ sốt "kiểu Mỹ" tự chữa Covid-19: Bác sĩ cảnh báo cẩn thận kẻo "đầu độc bản thân"
Nhiều người lo lắng dịch bệnh nên đã săn tìm các loại thuốc được quảng cáo có thể giúp họ "lướt" qua virus. Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng các loại này đều không thể tự uống.
- 16-07-2021Thấy dân muốn đẻ nhiều nhưng sợ thiếu tiền nuôi, một thành phố ở "quốc gia siêu già" tặng 400 triệu VNĐ cho gia đình sinh con thứ ba, càng đông vui càng thưởng mạnh
- 16-07-2021Tôi đã dành 7 năm để nghiên cứu cách nuôi dạy con của người Hà Lan và đúc rút được 5 bí quyết để nuôi dưỡng nên những đứa trẻ hạnh phúc nhất trên thế giới
- 16-07-2021Nhà tâm lý học 87 tuổi giải thích lý do hầu hết mọi người hạnh phúc hơn ở độ tuổi 80
Tự mua thuốc về uống
Chị L.T.Th. quận 8, TP.HCM chia sẻ chị thuộc diện F1 do tiếp xúc gần với F0 và chị Th. đã làm test nhanh ngày 8/7 - âm tính. Ngày 11/7, chị Th. tiếp tục làm test PCR và kết quả âm tính.
Chị Th. được hướng dẫn cách ly tại nhà và khai báo y tế tại phường, phường có hẹn lịch test ngày 10,15/7 nhưng có lẽ do quá tải nên điểm xét nghiệm Covid-19 tạm ngưng hoạt động nên chị Th. chưa được test lại.
Hiện chị Th. chia sẻ chị có hơi đau họng, không sốt, không ho. Trong thời gian chờ test chị Th. đã tự mua thuốc paracetamol, thuốc Tylenol tích trong nhà. Chị Th. cho rằng mua thuốc về dự trữ như vậy sẽ yên tâm hơn.
Các chia sẻ về sử dụng thuốc nếu tiếp xúc F0 đang lan truyền trên mạng xã hội.
Không riêng gì chị Th., chị H.T.V. trú tại Phạm Ngũ Lão, TP.HCM chia sẻ cả gia đình chị có 7 người là F0 và hiện đã đi cách ly. Những người ở nhà cũng đang là F1 và mọi người đã tự mua paracetamol ở nhà. Ai có biểu hiện đau đầu, sốt là uống thuốc. Kể cả các thành viên là F0 khi có kết quả chưa được đưa đến bệnh viện dã chiến thì mọi người vẫn mua sẵn thuốc và ai hơi mệt thì uống trước.
Trên mạng xã hội cũng chia sẻ về một 1 bài viết tự chữa Covid-19 tại nhà với việc chỉ uống mỗi Tylenol Mỹ thu hút cả nghìn lượt chia sẻ.
BS Nguyễn Thanh Sang – TP HCM lưu ý rằng Tylenol cũng là Acetaminophen giống hệt bao nhiêu loại thuốc khác cùng nhóm thành phần hiện có ở Việt Nam.
Acetaminophen là một loại thuốc hạ sốt và giảm đau, dùng cho trẻ em và người lớn. Các hãng dược khác nhau tạo ra các thuốc từ Acetaminophen thành các tên gọi khác nhau như Panadol, Paracetamol, Hapacol, Efferalgan....
Nhiều người săn lùng Tynenol
BS Sang khuyến cáo đừng thi nhau mua Tylenol Mỹ hay tích trữ Tylenol Mỹ làm gì cả và Tylenol chưa bao giờ là thuốc chữa Covid-19.
Bản chất nhiễm Covid-19 là nhiễm siêu vi và sau 3-4 tuần thì cơ thể sẽ tự đào thải hết Covid-19.
Phần lớn người nhiễm Covid-19 có thể lướt qua đợt nhiễm một cách nhẹ nhàng bằng cách uống hạ sốt, uống nhiều nước, nghỉ ngơi... và đặc biệt là tránh lây lan cho cộng đồng mà thôi.
Điều chúng ta lo sợ đó là bảo vệ nhóm người có nguy cơ người lớn tuổi và người có bệnh mãn tính... vì nhóm này nếu bị biến chứng thì nguy cơ tử vong cao.
Người lớn liều tối đa Acetaminophen là 4g/24 giờ và trẻ em không quá 60mg/kg/24 giờ. Nên việc mua Tylenol về uống kết hợp với Paracetamol chính là 1 cách đầu độc bản thân. Có những đứa trẻ uống quá liều Acetaminophen xong suy gan cấp, phải lọc máu, cứu chữa rất mệt mỏi và nguy cơ tử vong rất cao.
Bác sĩ Trương Hoàng Hưng – Texza, Hoa Kỳ cho rằng việc truyền nhau các loại thuốc chữa Covid-19 "kiểu Mỹ" không đúng.Tylenol không có tác dụng gì với Covid-19.
BS Hưng cho rằng chưa có thuốc đặc trị Covid-19, có một số thuốc hỗ trợ sẽ được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp nặng.
Các thuốc khác như Vitamin C, D, kẽm, melatonin được cho bởi chính các bác sĩ hoặc người bệnh tự uống với hy vọng rằng sẽ làm tăng sức đề kháng (C,D), tăng khả năng kháng virus (kẽm), từ đó giúp vượt qua virus nhẹ nhàng hơn.
Nhưng thực tế, các thuốc như vitamin C, D, kẽm, melatonin được dùng liều cao trong các nghiên cứu trên bệnh nhân Covid-19 không thấy có lợi ích gì so với các bệnh nhân không dùng.
Không những thế, Vitamin C liều cao có thể gây đau dạ dày và tiêu chảy, sỏi thận. Nếu uống nhiều có thể gây ảnh hưởng đến các thuốc chống đông máu và thuốc hạ cholesterol. Vitamin D liều cao có thể gây đau dạ dày, tổn thương thận nếu dùng nhiều ngày. Kẽm liều cao có thể gây đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, dùng lâu có thể gây thiếu máu do rối loạn chuyển hóa đồng.
Nếu bạn thiếu D, thiếu kẽm thì uống hai thứ này có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, nên cần phải thử xét nghiệm, nếu không thử thì uống liều được khuyến cáo là đủ.
Nếu F0 được điều trị tại nhà, bạn chỉ cần theo dõi nếu thấy khó thở, không duy trì được vận động bình thường, độ bão hòa oxy SpO2 <93%, đau ngực liên tục, nặng ngực, sốt cao liên tục, rối loạn tri giác, nhận thức (confusion), lơ mơ cần báo gấp cho nhân viên y tế để được hỗ trợ y tế sớm nhất.
Các trường hợp F0, hay F1 không nên quá sợ hãi, ăn uống, vận động, ngủ nghê đầy đủ, hạ sốt, lạc quan, hạn chế lây nhiễm sẽ vượt qua được virus.
Doanh nghiệp và Tiếp thị