Đức hồi hương 300 tấn vàng gửi ở Mỹ từ Chiến tranh Lạnh
Chính phủ Đức đã hoàn tất việc mang 300 tấn vàng gửi tại kho dự trữ ở New York từ thời Chiến tranh Lạnh về nước trong bối cảnh đồng tiền euro đang có dấu hiệu bất ổn.
- 11-02-2017Giá vàng giảm 600 nghìn đồng/lượng trong tuần qua
- 10-02-2017Xu hướng tăng của giá vàng có thể kéo dài trong 1-2 tuần tới
- 10-02-2017Giá vàng biến động khó lường
- 09-02-2017Nhà Việt Nam học Daria Mishukova bật mí cách khai thác "mỏ vàng" du lịch Việt Nam
- 09-02-2017Kinh doanh Golf ở khu nghỉ dưỡng: “Mỏ vàng” tỷ đô chẳng có lý do gì lại bỏ ngỏ
- 06-02-2017Lo Brexit và Trump, thế giới mua mạnh vàng
- 03-02-2017Bloomberg: Nhà đầu tư ào ạt đổ tiền đầu cơ vàng
- 31-01-2017Những bất an về Tổng thống Donald Trump đẩy giá vàng đi lên
- 26-01-2017Vàng vào chu kỳ tăng giá mạnh: Đầu 2017, lên 41 triệu/lượng?
Ngân hàng Trung ương Đức cho biết họ bắt đầu chuyển 111 tấn vàng gửi ở kho chứa dưới lòng đất tại New York, Mỹ về nước từ nhiều năm trước và đã hoàn tất kế hoạch đưa 300 tấn vàng hồi hương. Việc chuyển vàng diễn ra trong bối cảnh đồng tiền chung châu Âu (EU) đang có dấu hiệu bất ổn và người dân một số quốc gia muốn rời khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Đây là số vàng mà Tây Đức có được nhờ thặng dư thương mại trong những năm 1950, 1960. Người Đức chọn gửi tiền ở Mỹ và các quốc gia khác thay vì đưa về nước bởi tình hình địa chính trị phức tạp trong thời gian Chiến tranh Lạnh. Năm 2013, Đức bắt đầu chuyển về Frankfurt 300 tấn vàng gửi ở New York và 374 tấn vàng gửi tại Paris. Năm ngoái, Đức chuyển 105 tấn vàng từ Paris về nước nhưng vẫn còn để lại 91 tấn ở thủ đô nước Pháp. Họ sẽ chuyển nốt số vàng còn lại về nước trong năm nay.
Ông Carl-Ludwig Thiele, quan chức ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank, khẳng định việc hồi hương vàng là động thái bình thường, không liên quan tới việc thay đổi chính quyền ở Mỹ. Ông Thiele cũng khẳng định mối quan hệ giữa Đức và Mỹ vẫn tốt đẹp đồng thời Bundesbank vẫn luôn tin tưởng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Tính tới ngày 31/12/2016, Đức có 1.236 tấn vàng ở New York, chiếm 36,6% trong tổng số. Họ cũng gửi 432 tấn vàng ở London, Anh, chiếm 12,8%. Berlin không giữ vàng trong nước ở thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, từ năm 1998 đến 2001, Bundesbank đã hồi hương 850 tấn vàng gửi ở London. Phương thức người Đức vận chuyển vàng về nước không được tiết lộ.