Đừng chủ quan với kiểu đau ngực sau: Rất có thể đây là "triệu chứng vàng" cảnh báo đột tử
Đa phần các trường hợp đột tử đều tử vong, một số ít trường hợp được phát hiện cấp cứu ngay bệnh nhân mới qua khỏi nguy hiểm.
- 05-02-2021Căn hộ 56m² ấm nồng sắc xuân với cả trăm cây bonsai và hoa ngập tràn ở Hà Nội
- 05-02-2021Cảnh xưa nay hiếm tại khu chợ chỉ họp duy nhất 1 lần trong năm, ai cũng giống ai ở 1 điểm
- 05-02-20215 thời điểm vàng để uống nước vừa cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể vừa ngăn chặn sự hình thành cục máu đông
GS Đặng Hanh Đệ, Chủ tịch sáng lập Hội Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam cho hay, đột tử (sudden cardiac death) là biến cố tim ngừng đập đột ngột không báo trước. Hầu hết bệnh nhân đột tử đều tử vong. Trừ trường hợp được phát hiện ngay lúc đó nạn nhân được ép tim ngoài lồng ngực và chuyển đi cấp cứu để được can thiệp.
Nguyên nhân gây ra đột tử phần lớn là do có bệnh lý tim mạch. Trong đó, động mạch vành bị tắc gây ra phần lớn đột tử (cái chết đột ngột). Động mạch vành tắc còn gọi tên là bệnh của mạch đột tử (Mạch đó chi phối phần chính của tim, nếu xảy ra tắc bệnh nhân chết luôn không kịp cấp cứu).
Đột tử có thể xảy ra với bất cứ ai, ảnh minh hoạ.
"Người bị đột tử thường sẽ có triệu chứng đau ngực. Khi có dấu hiệu hơi đau ngực cần phải đi khám để phát hiện động mạch đột tử (động mạch vành). Khi bác sĩ phát hiện ra trái tim có vấn đề bệnh nhân sẽ được đặt sent. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều người chủ quan đau ngực cho là bình thường, không đi khám.
Hiện nay, bệnh mạch vành tại Việt Nam có tỷ lệ mắc rất cao. Vì vậy, khi có đau ngực thì cần cảnh giác.
Triệu chứng đau ngực có liên quan tới động mạch đột tử, cơn đau sẽ có lúc đau dữ dội, có lúc chỉ hơi đau. Đặc điểm của đau ngực thường có liên quan tới lao động chân tay. Ví dụ, khi làm việc nặng hoặc chạy đau ngực thì rất dễ tim có vấn đề", GS. Đặng Hạnh Đệ nói.
Đột tử chỉ xảy ra khi trái tim có bệnh nhưng không được phát hiện. Một số yếu tố nguy cơ gợi ý cho mọi người có khả năng mắc bệnh tim mạch và nguy cơ đột tử như: bệnh tim mạch di truyền như: Brugada (loạn nhịp tim), bệnh cơ tim phì đại…
Một số yếu tố nguy cơ khác như: trong gia đình có người đột tử, mất đột ngột khi trẻ tuổi. Người hút thuốc lá, béo phì, đời sống căng thẳng, ít vận động thể dục thể thao, tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu mà không điều trị tốt, không kiểm soát tốt các chỉ số bệnh lý.
Đột tử có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, ngay cả với người đang còn trẻ.
Đột tử có thể phòng ngừa được bằng cách khi có dấu hiệu đau nặng ngực cần phải đi khám chuyên khoa. Đối với nhóm người có yếu tố nguy cơ cao cần phải tuân thủ khám định kỳ và kiểm soát các chỉ số bệnh lý. Nhóm có yếu tố nguy cơ này nên đi chụp CT mạch máu để được biết nguy cơ và phòng tránh.
Theo GS Đặng Hanh Đệ hiện nay với những tiến bộ của y học các bệnh lý tim mạch phát hiện sớm hoàn toàn có thể điều trị và phòng ngừa nguy cơ đột tử.
PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Phó Chủ Tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch TP Hồ Chí Minh cho hay, đột tử có thể phòng tránh được nếu như có một lối sống khoa học, kiểm soát được những bệnh lý nền bằng cách tuân thủ thuốc và điều trị của bác sĩ.
Người có triệu chứng đau nặng ngực nên đi khám bác sĩ tim mạch để xem biết có hẹp động mạch vành hay không. Nhiều người thường chủ quan bỏ qua triệu chứng đau nặng ngực dẫn tới đột tử.
Cần phải bỏ các thói quen xấu như: thuốc, uống bia, kiểm soát cân nặng không để thừa cân béo phì. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, tăng cường vận động mỗi ngày, không nên thức quá khuya.
Doanh nghiệp và tiếp thị