Vietnam Airlines ước mỗi tuần giảm 200-250 tỷ đồng doanh thu: Nhiều đề xuất hỗ trợ các doanh nghiệp ảnh hưởng dịch cúm
Trường hợp dịch nCoV kéo dài sang quý II/2020 thì tăng trưởng quý II là 5,81% thấp hơn kịch bản tại Nghị quyết 01/NQ-CP là 0,89 điểm phần trăm, dẫn tới ước tính GDP năm 2020 tăng 6,09% so với năm 2019.
- 12-02-2020Bộ KHĐT tiếp tục đưa ra kịch bản mới cho tăng trưởng của Việt Nam do ảnh hưởng virus Corona: Mức dự báo tăng trưởng giảm thấp hơn!
- 12-02-2020Một loạt đề xuất mới "cứu" kinh tế Việt Nam khỏi thiệt hại do virus Corona gây ra
- 12-02-2020Những con số này cho thấy virus Corona đang ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam như thế nào
Truyền hình Thông tấn đưa tin, một chuyến bay chặng Hà Nội – TP.HCM của Vietnam Airlines với 29 ghế hạng thương gia và 276 ghế hạng thường, chỉ còn vài giờ nữa bay nhưng chỉ có 8 ghế thương gia và 96 ghế hạng thường được đặt chỗ, nghĩa là còn gần 70% số ghế trống. Trong tháng 2, do ảnh hưởng từ dịch cúm do chủng mới Corona gây ra, dự kiến sẽ có gần 1.000 chuyến bay từ Việt Nam đi Trung Quốc dừng khai thác, và điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hãng hàng không như Vietnam Airlines.
Ước tính sơ bộ mỗi tuần hãng hàng không quốc gia Việt Nam bị giảm 200-250 tỷ đồng doanh thu do dịch nCoV.
Không chỉ phục vụ khách hàng, Vietnam Airlines còn đảm nhận nhiệm vụ quan trọng của đất nước khi thực hiện chuyến bay đưa 30 người dân Việt Nam từ tâm dịch Vũ Hán về an toàn. Do đó, các doanh nghiệp như Vietnam Airlines cần được hỗ trợ trong giai đoạn này để ổn định sản xuất kinh doanh.
Theo Báo Người Lao động, tính toán của Cục hàng không Việt Nam sơ bộ cho thấy thiệt hại ban đầu của việc dừng các đường bay Trung Quốc của các hãng hàng không Việt Nam lên tới khoảng hơn 10 ngàn tỉ đồng.
Để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hãng hàng không duy trì hoạt động khai thác, vượt qua khó khăn trong gian đoạn này, Cục HKVN đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế giảm giá dịch vụ hàng không do nhà nước quản lý (giá dịch vụ điều hành bay đi/đến, hạ cất cánh) cũng như chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có các biện pháp giảm giá, phí do doanh nghiệp quyết định cho các hãng hàng không Việt Nam.
Đồng thời, khuyến khích các hãng hàng không và các nhà cung cấp dịch vụ hàng không (ACV, VATM...) chủ động thảo luận, hiệp thương để điều chỉnh các mức giá dịch vụ cũng như giãn tiến độ thanh toán giá dịch vụ phù hợp.
Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, từ 11/2-30/4, Vietcombank giảm lãi suất 1-1,5%/năm cho các cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch nCoV. Nhóm khách hàng Vietcombank đánh giá chịu ảnh hưởng lớn nhất từ dịch là các cá nhân, tổ chức thuộc lĩnh vực vận tải, kho bãi, đường thủy, đường bộ, đường không...; lĩnh vực dịch vụ, du lịch nhà hàng, khách sạn; ngành nghề thực phẩm đồ uống có cồn; lĩnh vực xuất nhập khẩu đặc biệt các khách hàng có doanh số thanh toán lớn với Trung Quốc về nông, thủy sản, nguyên vật liệu may mặc, da giày...
Vietcombank sẽ cơ cấu thời hạn trả nợ, giãn nợ, không tính phí phạt trả nợ chậm với các khách hàng bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh do virus Corona gây ra.
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng giám đốc Vietcombank, việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn này là cần thiết để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, mặc dù có thể sẽ làm lợi nhuận của ngân hàng giảm khoảng 300-350 tỷ đồng. Theo ước tính của Vietcombank, dư nợ của nhóm các khách hàng lớn của nhóm bị ảnh hưởng bởi nCoV có thể lên tới 30.000 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và đầu tư, mức độ ảnh hưởng của dịch cúm nCoV đối với nền kinh tế là rất nghiêm trọng. Nếu dịch nCoV được khống chế kịp thời trong quý I/2020, ước tính GDP năm 2020 tăng 6,27% so với năm 2019. Trường hợp dịch nCoV kéo dài sang quý II/2020 thì tăng trưởng quý II là 5,81% thấp hơn kịch bản tại Nghị quyết 01/NQ-CP là 0,89 điểm phần trăm, dẫn tới ước tính GDP năm 2020 tăng 6,09% so với năm 2019. Tuy nhiên, đây chỉ là con số ước tính, dự báo, còn thực tế tùy thuộc vào dịch được kiểm soát ở thời điểm nào cũng như những chính sách, tác động, sự điều hành của Chính phủ đối với nền kinh tế.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ kiến nghị nhóm giải pháp tập trung hỗ trợ khôi phục sản xuất, bảo đảm cung cầu, ổn định giá cả hàng hóa, ổn định đời sống Nhân dân và thực hiện đồng bộ, linh hoạt các chính sách, giải pháp để kích thích sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, các gói hỗ trợ cũng là những phương án cần phải tính đến, tuy nhiên còn tùy thuộc vào một số yếu tố như: nguồn lực, đối tượng hỗ trợ. Trước mắt, có một số đối tượng đang chịu thiệt hại như người nông dân trồng thanh long, dưa hấu… Do vậy, cũng giống như hỗ trợ đối với dịch tả lợn châu Phi, cần có những tính toán cụ thể về đối tượng, mức độ và phương thức hỗ trợ. Đây là những dự kiến trong gói giải pháp sau khi dịch bệnh đi qua và khẩn trương phục hồi sản xuất kinh doanh.
Hàng loạt các doanh nghiệp chung tay phòng chống dịch và bảo vệ nhân viên, khách hàng, bạn có thể theo dõi trên mục Doanh nghiệp hành động trong chiến dịch Lá chắn virus Corona trên mạng xã hội Lotus tại đây
Trí Thức Trẻ
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- Mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến từng phân khúc BĐS như thế nào?
- Dịch Covid-19 là cơ hội để mua bất động sản giá rẻ
- Đại diện CGV: "Đóng cửa rạp giống như sập nguồn hoàn toàn"
- 4 áp lực ập đến và đề xuất bất ngờ “cứu” thị trường BĐS thời dịch bệnh Covid-19
- Giám đốc Khối vận hành Golden Gate Group tiết lộ chiến lược thích nghi và việc giải quyết vấn đề lao động thời Covid-19