Đừng nghĩ bao bọc con quá là tốt cho con, cha mẹ thông minh cần biết điều này để con có một tương lai tốt hơn
Việc để trẻ góp công trong gia đình có vai trò cực kì quan trọng cho tương lai của chúng.
- 01-11-2019Bố mẹ bỏ con gái nhịn đói đứng ngoài cửa, dắt con trai vào ăn buffet liên tục suốt 2 tiếng và sự thật bất ngờ về kiểu ăn mà ai cũng nghĩ “khách khôn hơn ông chủ nhà hàng”
- 29-10-2019Bài trắc nghiệm nhanh giúp bố mẹ chẩn đoán chính xác con có bị tăng động giảm chú ý hay không
Đừng nghĩ trẻ mới biết đi quá mong manh và vụng về để làm việc nhà. Thực tế, nghiên cứu đã chứng minh, trẻ nhỏ mới biết đi đã có thể giúp cha mẹ làm việc nhà và còn có thể thực hiện các nhiệm vụ thành công.
Rèn luyện từ nhỏ, trẻ sẽ tiếp tục phát huy trong những năm tháng thiếu niên và trưởng thành của mình.
Trẻ có làm tốt hay không đều phụ thuộc vào thái độ của bạn
Những đứa trẻ được bao bọc kĩ càng, cha mẹ không để trẻ tập giúp đỡ các công việc nhà có xu hướng gặp nhiều vấn đề hơn khi chúng trưởng thành.
Hầu như không ai xem trẻ em như một "đối tác" trong công việc cả. Đa số các bậc phụ huynh đều bác bỏ đề nghị giúp đỡ của con cái. Một số người cho rằng những đứa con bé bỏng của họ sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ, như vậy sẽ khiến người lớn phải vất vả hơn để làm lại từ đầu.
Mặt khác, cũng có một số người lại muốn con cái họ làm việc nhà nhưng rồi cuối cùng lại cố gắng kết thúc bằng một hình thức hối lộ nào đó hay ép buộc chúng bằng các hình phạt.
Những điều này khởi nguồn từ chính thái độ của người lớn đối với công việc, đặc biệt là công việc nhà. Họ thường tỏ ra thái độ tiêu cực, không thích làm việc nhà và muốn tự làm cho xong , khổng muốn để trẻ làm vì mất thời gian. Tuy nhiên điều đó là hoàn toàn phản khoa học.
Các nghiên cứu cho biết trẻ sơ sinh từ 12 tháng tuổi đều có mong muốn được giúp đỡ và nếu được sự cho phép của bố mẹ, chúng sẽ tiếp tục làm điều đó một cách tự nguyện trong suốt cuộc đời trưởng thành của mình.
Ngược lại, nếu không được cho phép giúp đỡ bố mẹ, khi lớn lên, chúng sẽ nghĩ rằng việc nhà không phải là thứ mình phải làm, từ đó sinh ra tâm lý ỷ lại và phụ thuộc vào người khác, đồng thời bộc lộ thái độ chán ghét việc nhà khi bị ép buộc phải làm.
Các nhà nghiên cứu cho rằng trẻ mới biết đi đã muốn giúp đỡ
Tiến sĩ Rheingold từ bệnh viện nhi Philadelphia, Hoa Kỳ đã tiến hành thí nghiệm quan sát trẻ mới biết đi 18, 24 và 30 tháng tuổi tương tác với bố hoặc mẹ.
Một số nền văn hóa đã biết trẻ em là "đối tác" làm việc tuyệt vời
Đây không phải là lần đầu tiên mà trẻ nhỏ được chứng minh là tình nguyện làm việc nhà.
Những phát hiện của tiến sĩ Rheingold là hiện tượng toàn cầu. Quan sát các bà mẹ từ các cộng đồng bản địa. Cha mẹ trong các cộng đồng này xem con cái họ là "đối tác" làm việc tự nhiên, không phải là người giúp đỡ.
Từ khi còn nhỏ, họ hoan nghênh những nỗ lực của con mình mặc dù họ mất thêm một chút thời gian. Những cha mẹ này biết con mình sẽ không chỉ cảm thấy hài lòng sau khi hoàn thành tốt công việc, mà chúng còn tiếp tục đề nghị giúp đỡ khi chúng hoàn toàn trưởng thành.
Không cần giải thưởng
Đừng nghĩ rằng trẻ mong muốn giúp đỡ bạn để được thưởng.
Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng trẻ muốn giúp đỡ không phải vì những động lực bên ngoài mà vì chính bản thân chúng muốn vậy. Bởi lẽ ở độ tuổi này chúng luôn háo hức, muốn khám phá thế giới xung quanh. Không chỉ vậy, đây cũng là một cách để con trẻ tăng cường liên kết với bố mẹ và cảm thấy mình hữu ích.
Trên thực tế, nếu trẻ được thưởng sau khi giúp đỡ thì chúng sẽ thường ít tự nguyện xin được làm việc hơn so với việc chỉ đơn giản nhận một nụ cười hay lời cảm ơn chân thành từ cha mẹ. Chúng sẽ cảm thấy thỏa mãn và vui vẻ vì được người lớn ghi nhận những nỗ lực mà mình đã bỏ ra.
Điều này đã được thử nghiệm khi có hai nhóm trẻ em cùng giúp đỡ một nhà khoa học. Nhóm đầu tiên được thưởng quà và nhóm thứ hai thì không. Kết quả là chỉ một nửa nhóm đầu tiên tiếp tục đề nghị giúp đỡ trong khi tỷ lệ ở nhóm còn lại lên tới 90%.
Vì vậy, lần tới khi đứa con bé bỏng của bạn đề nghị giúp đỡ, hãy ghi nhớ những những điều trên và chấp nhận lòng tốt của chúng. Như vậy bạn đã giúp con mình trưởng thành một cách khoa học và củng cố lòng tốt trong chúng.
Tham khảo Brightside