MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CEO Lavita Trần Thị Quỳnh: "Giai đoạn đầu khởi nghiệp đầy chông gai và cô đơn, cũng như cá học leo cây vậy nhưng tôi quan niệm rất ít bí quyết chung để thành công ngoài sự kiên trì"

02-01-2019 - 16:31 PM | Sống

Hoa hậu Thể thao 2007 Trần Thị Quỳnh quan điểm rằng, bản thân không thất bại, vì suy nghĩ về thành công của cá nhân cô không gói gọn trong vài khái niệm vật chất. Sau khi vấp ngã mà bạn biết nhìn đường cẩn thận hơn thì cú vấp ngã đó không hoàn toàn là thất bại.

Cái duyên kinh doanh của Trần Thị Quỳnh đến vào thời điểm cô 28 tuổi, với suy nghĩ: "Bây giờ phải tìm kiếm một con đường đi riêng. Nếu cứ liên tục làm thuê thì mãi mãi chỉ trở thành người công chức và mỗi năm chỉ có thể thăng tiến lên một chút. Còn trẻ nên luôn muốn sự bứt phá".

Kể từ thời điểm đó, Hoa hậu bắt đầu lao vào thử rất nhiều công việc khác nhau, từ học quản lý mầm non, thiết kế thời trang, mở cửa hàng nước giải khát, bán phở... nhưng chưa thể đạt được thành công mong đợi.

Trong giai đoạn đó, mục tiêu của cô chỉ là tìm kiếm câu hỏi bản thân đang muốn đi tìm kiếm cái gì, hợp với cái nào. Vượt qua khoảng thời gian đầy khó khăn, Trần Thị Quỳnh hiện là CEO - nhà sáng lập của Lavita và đang dần gặt hái được thành công. Chia sẻ về giai đoạn khởi nghiệp đầu tiên nhiều trắc trở trong buổi Giao lưu trực tuyến, Trần Thị Quỳnh cho rằng đó không phải là thất bại, mà là "những thử nghiệm".

Thành công không chỉ gói gọn trong khái niệm về vật chất, sau vấp ngã mà bạn không cẩn thận hơn mới là thất bại

Tự nhận là một người muốn thử nghiệm bản thân. Hoa hậu thể thao Trần Thị Quỳnh cho rằng, khi rời xa tiện nghi, rời xa sự an toàn thì khó khăn, trở ngại là điều tất nhiên. Tuy nhiên, đó cũng chính là điều khiến chúng ta phải cố gắng, học hỏi và kiên trì.

Tuy vậy, sự tò mò với những lĩnh vực mà Trần Thị Quỳnh thử nghiệm chỉ diễn ra trong thời gian khá ngắn, chừng 1-1,5 năm. Bởi theo cô, "thời gian thì là thứ chúng ta không thể ngừng lại được, thành thử nếu cứ giữ nguyên được tâm thế cố gắng đó, cuối cùng chúng ta cũng sẽ vượt qua tốt đẹp".

Với nhiều người, cố gắng thử nhiều lần mà chưa có kết quả như ý có thể coi là thất bại. Tuy nhiên, với nữ doanh nhân Trần Thị Quỳnh thì đó không phải thất bại bởi "suy nghĩ về thành công của cá nhân tôi không gói gọn trong vài khái niệm vật chất. Sau khi vấp ngã mà bạn biết nhìn đường cẩn thận hơn thì cú vấp ngã đó không hoàn toàn là thất bại".

Cô thử, nỗ lực để thử nhưng rồi nghiệm ra lựa chọn này chưa phù hợp, và để tiết kiệm thời gian tôi phải dừng ngay lại và tìm kiếm một lĩnh vực mới để bắt đầu lại.

CEO Lavita Trần Thị Quỳnh: Giai đoạn đầu khởi nghiệp đầy chông gai và cô đơn, cũng như cá học leo cây vậy nhưng tôi quan niệm rất ít bí quyết chung để thành công ngoài sự kiên trì - Ảnh 1.

"Coi trọng cảm xúc của khách hàng", bài toán tìm điểm cân bằng của doanh nghiệp quan trọng hơn tìm lợi nhuận

Lý do đầu tiên khiến Trần Thị Quỳnh quyết định trở thành một thợ làm bánh là vì thích hương vị thơm ngon của từng lát bánh mỳ Âu tại một tiệm bánh của người nước ngoài. Lý do chỉ đơn giản có vậy, trong khi bản thân cô cũng tự nhận đã dấn thân vào lĩnh vực là 100 người khởi nghiệp thì chỉ có 10% thành công, đa phần còn lại đều thất bại. Nhưng Trần Thị Quỳnh không cho rằng đó là một bước đi "liều ăn nhiều".

Cô cho rằng, "liều" thường ngụ ý rằng bạn lao vào cuộc chơi mà không có sự chuẩn bị, tìm hiểu rõ ràng và khi đó thì rủi ro không kiểm soát được rất cao. Còn bản thân cô đã chọn "trang bị đầy đủ đồ bảo hộ" trước khi lên xe và chạy với vận tốc cao. Như vậy, cô đang ở trên một đường đua với chính kế hoạch của mình.

Lựa chọn dòng sản phẩm bánh mỳ tốt cho sức khỏe xuất phát từ chính nhu cầu của bản thân và gia đình, Trần Thị Quỳnh tiếp cận sản phẩm trong vai khách hàng để tìm kiếm câu trả lời cho sản phẩm và hướng kinh doanh của mình.

CEO Lavita Trần Thị Quỳnh: Giai đoạn đầu khởi nghiệp đầy chông gai và cô đơn, cũng như cá học leo cây vậy nhưng tôi quan niệm rất ít bí quyết chung để thành công ngoài sự kiên trì - Ảnh 2.

Thực tế, La Vita của nữ doanh nhân Trần Thị Quỳnh coi trọng cảm xúc của khách hàng hơn lợi nhuận trên mỗi chiếc bánh được trao gửi đến tay khách hàng. Doanh nghiệp của cô vẫn liên tục đúc rút kinh nghiệm từng ngày về sản xuất, quản lý đến việc phục vụ khách hàng. Với họ, bài toán lợi nhuận từ trước đến nay vẫn là bài toán tìm điểm cân bằng chứ không phải tìm kiếm lợi nhuận lớn nhất.

Hà Lê

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên