Dưỡng huyết là nuôi dưỡng sự sống: 5 thực phẩm mệnh danh là "cao thủ bơm máu" cho phụ nữ, hãy ăn để vừa trẻ lâu vừa sống thọ
Dưới đây là một số món ăn có tác dụng bổ máu, tăng cường sinh lực.
- 12-04-2022Loại rau rất giàu dinh dưỡng, cực tốt cho huyết áp và trí não: Nhiều người chưa biết để ăn
- 29-03-2022Nghiên cứu của Nhật Bản: Loại củ được mệnh danh là “vua chống ung thư”, giúp hạ đường huyết, giá trị dinh dưỡng vô cùng cao, rất quen thuộc với các gia đình người Việt!
- 23-03-2022Nước mật ong bổ dưỡng và thơm ngon nhưng có 2 thời điểm không được uống vì sinh bệnh, hại thân và khiến đường huyết tăng vọt
Y học Trung Quốc có câu: Dưỡng huyết là nuôi dưỡng sự sống, nhất là đối với phụ nữ, muốn khỏe đẹp thì khí và huyết là điều cơ bản.
Phụ nữ ít khi quan tâm đến lượng sắt trong cơ thể vì không hiểu rõ được vai trò của nó. Thực tế, sắt là một trong những khoáng chất cần thiết bậc nhất. Chức năng chính của sắt là vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, cần thiết cho quá trình tạo máu...
Phụ nữ nếu bị thiếu sắt sẽ nhanh lão hóa, da dẻ kém hồng hào, người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, tức ngực, giảm khả năng hoạt động. Ngoài ra, thiếu hụt sắt cũng là nguyên nhân khởi phát của chứng suy giảm trí nhớ và hệ miễn dịch.
Tình trạng thiếu máu thường gặp nhất ở người trung niên, cao tuổi, khả năng hấp thụ và tiêu hóa kém. Dấu hiệu thiếu máu thường là mệt mỏi, chán ăn, mặt xanh xao, tóc rụng nhiều...
Để cải thiện tình trạng thiếu máu, ngoài việc thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chị em còn cần điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung chất sắt, vitamin C để tổng hợp huyết sắc tố hiệu quả hơn.
5 món là cao thủ bơm máu , phụ nữ ăn sẽ trẻ lâu, sống thọ
1. Lòng đỏ trứng gà
Lòng đỏ trứng gà chứa 7mg sắt trên 100g, tuy tỷ lệ hấp thụ sắt chỉ 3% nhưng trứng là nguyên liệu dễ kiếm, dễ ăn và dễ bảo quản, lại giàu chất dinh dưỡng nên nó vẫn là một nguồn tương đối tốt.
2. Gà đen
Gà đen còn được gọi là gà ngũ trảo, gà chân chì, gà ác... Trong y học cổ truyền, gà đen còn được sử dụng để bổ gan thận, giảm khả năng suy thận, bổ phổi; tăng cường lưu thông khí huyết, phục hồi sức khỏe, giảm thiếu máu, trì hoãn sự lão hóa, tăng cường cơ và xương.
Gà đen giàu sắt,100g thịt gà đen chứa khoảng 2,4mg sắt. Có tác dụng cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều và thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ.
3. Tiết lợn
Tiết lợn là một trong những thực phẩm giàu sắt và protein vượt trội. Đặc biệt lượng protein trong tiết lợn bình quân chiếm khoảng 74%, tương đương gấp 4 lần so với thịt lợn, 5 lần so với trứng gà.
Trong 100g tiết lợn có thể cung cấp 8,7mg chất sắt vì vậy đây được coi là nguồn bổ sung sắt tự nhiên và trực tiếp giúp phòng ngừa các bệnh thiếu sắt trong máu, các bệnh về tim mạch cho phụ nữ.
4. Rau chân vịt (bina)
Rau chân vịt là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng vẫn rất ít calo. Trung bình 3 chén rau bina chứa khoảng 18mg sắt, nhiều hơn cả lượng sắt có trong miếng thịt bò 226g. Bên cạnh đó, rau chân vịt cũng là thực phẩm giàu vitamin C – chất này tăng cường sự hấp thụ của sắt, phòng ngừa lão hóa, cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch.
Sau 40 tuổi, phụ nữ nên ăn nhiều hơn 7 món ăn vặt giàu collagen này, vừa khiến da hồng hào, vừa không gây tăng cân
Chất carotenoid (chất chống oxy hóa) có trong rau chân vịt giúp làm giảm nguy cơ ung thư, giảm viêm, ngăn ngừa các vấn đề về mắt.
5. Mộc nhĩ
Theo Sohu, mộc nhĩ được đánh giá là nguồn cung cấp sắt tốt nhất cho cơ thể. Hàm lượng sắt trong mộc nhĩ cao gấp 20 lần rau cần, gấp 7 lần thịt lợn. Nhờ lượng sắt dồi dào mà mộc nhĩ có công dụng dưỡng huyết, dự phòng thiếu máu.
Ngoài sắt, mộc nhĩ còn chứa nhiều sắt protein, chất béo, vitamin, polysaccharides, khoáng chất – đều là những dưỡng chất cần thiết của cơ thể.
3 lời nhắc quan trọng về việc bổ sung chất sắt
1. Ngoài các thực phẩm trên, bạn cũng nên ăn các chế phẩm từ đậu nành, tôm cá, lạc,… vì cũng có tác dụng dưỡng huyết. Ngoài ra, cần ăn nhiều rau quả tươi giàu vitamin C, vì vitamin C có thể giúp chuyển hóa và sử dụng sắt.
2. Đối với bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài bổ sung thực phẩm giàu sắt, còn cần sử dụng chất bổ sung theo lời khuyên của bác sĩ.
3. Uống trà, cà phê điều độ, nếu không sẽ dễ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Vì axit tannic trong trà và polyphenol trong cà phê có thể tạo thành muối không hòa tan với sắt và ức chế sự hấp thụ sắt.
Nhịp sống Việt