EU thông qua hai đạo luật quan trọng để kìm cương Apple, Google
Các nhà lập pháp EU đã bỏ phiếu thông qua hai đạo luật công nghệ lớn. (Ảnh: MacRumors)
Ngày 5/7, các nhà lập pháp EU thông qua hai đạo luật mang tính bước ngoặt để kiềm chế sức mạnh của các ‘gã khổng lồ’ công nghệ như Google, Amazon, Apple, Facebook và Microsoft.
- 05-07-2022Thu nhập giảm, tài xế công nghệ hoạt động cầm chừng
- 05-07-2022Twitter, YouTube của quân đội Anh bị tin tặc biến thành nơi quảng cáo
- 05-07-2022Khởi tố bị can Nguyễn Văn Khiết mua bán trái phép 15 triệu thông tin cá nhân
Bên cạnh Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA), các nhà lập pháp còn phê duyệt Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA), yêu cầu các nền tảng trực tuyến hành động nhiều hơn nữa nhằm kiểm soát nội dung phi pháp trên Internet.
Các công ty đối mặt với khoản tiền phạt tối đa 10% doanh thu thường niên nếu vi phạm DMA và 6% nếu vi phạm DSA. Hai đạo luật kìm cương Big Tech được xây dựng dựa trên kinh nghiệm điều tra doanh nghiệp của Margrethe Vestager, người phụ trách chống độc quyền của EU. Bà đã thành lập một đội chuyên trách DMA với khoảng 80 quan chức có thể tham dự.
Nhà lập pháp Andreas Schwab kêu gọi lực lượng lớn hơn nữa để chống lại ngân sách khủng của Big Tech. Tổ chức Người tiêu dùng châu Âu (BEUC) cũng đồng tình khi cho rằng nếu EU không thể thuê các chuyên gia cần thiết để giám sát các hành vi của Big Tech trên thị trường, luật pháp có thể bị cản trở do việc thực thi không hiệu quả.
DMA có thể buộc các công ty thay đổi hoạt động kinh doanh, yêu cầu họ làm cho các ứng dụng nhắn tin liên thông với nhau và cho phép người dùng doanh nghiệp truy cập dữ liệu. Các công ty không được ưu tiên dịch vụ của mình so với của đối thủ hay cấm người dùng gỡ bỏ các phần mềm, ứng dụng cài sẵn. Hai quy định này sẽ ảnh hưởng lớn đến Apple và Google.
Trong khi đó, DSA cấm quảng cáo mục tiêu nhằm vào trẻ em hoặc dựa trên dữ liệu nhạy cảm như giới tính, chủng tộc, quan điểm chính trị. Các hành vi đen tối nhằm khiến người dùng hiểu lầm để cung cấp dữ liệu cá nhân trên mạng cũng bị cấm.
Cho đến nay, Apple kháng cự mạnh mẽ trước các nỗ lực của chính phủ toàn cầu nhằm buộc họ thay đổi hệ điều hành và dịch vụ. Chẳng hạn, Apple chọn nộp phạt 5,5 triệu USD mỗi tuần trong hàng tháng trời tại Hà Lan thay vì tuân lệnh của Cục Thị trường và Cạnh tranh. Ngoài EU, hệ sinh thái của Apple còn bị giám sát chặt chẽ tại các thị trường khác như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc… Cuộc chiến giữa Apple và nhà chức trách thế giới được dự đoán vô cùng khốc liệt.
Theo Reuters, MacRumors
ICT News