EVN đưa gần 2,7 triệu cổ phần EVN Finance (EVF) ra bán đấu giá
Giá khởi điểm hơn gấp đôi thị giá cổ phần EVN Finance.
- 23-04-2020EVN Finance (EVF) báo lãi hơn 90 tỷ đồng trong quý 1, tăng 52% so với cùng kỳ
- 22-04-2020EVN Finance xây dựng 2 kịch bản kinh doanh cho năm 2020, trong đó có dự báo lãi 286 tỷ đồng năm 2020
- 23-08-2019Muốn sở hữu lượng lớn cổ phần EVN Finance, 2 nhà đầu tư cá nhân đã chấp nhận mua cao 60% so với thị giá
- 20-08-20192 nhà đầu tư cá nhân đặt mua 16,25 triệu cổ phần EVN Finance mà EVN bán đấu giá
- 15-08-2019EVN sắp sửa thoái toàn bộ vốn tại EVN Finance, giá đấu khởi điểm cao hơn thị giá gần gấp đôi
Sở GDCK Hà Nội vừa có thông báo về việc bán đấu giá cổ phần của Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVN Finance – mã chứng khoán EVF) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu.
Theo đó, EVN sẽ đưa 2,65 triệu cổ phần EVN Finance ra bán đấu giá với giá khởi điểm 17.411 đồng/cổ phần. Phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào 8h30ph ngày 26/10/2020 tại Sở GDCK Hà Nội.
EVN Finance được thành lập năm 2008 với số vốn điều lệ ban đầu là 2.500 tỷ đồng. Nhiệm vụ chính của công ty là quản trị vốn cho các dự án điện thuộc EVN và các đơn vị thành viên, đồng thời cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính chuyên nghiệp cho các đơn vị ngành điện và các đơn vị thuộc thành phần kinh tế khác. Vốn điều lệ hiện nay của EVN Finance gần 2.650 tỷ đồng. Hiện tại EVN Finance quản lý và sử dụng 1 khu đất có tổng diện tích 631 m2 tại TP Đà Nẵng.
Lần gần đây nhất, ngày 23/8/2019 EVN đưa 18,75 triệu cổ phần Evn Finance ra bán đấu giá với giá khởi điểm 13.480 đồng/cổ phần. Kết quả, có 2 nhà đầu đã mua 16,25 triệu cổ phần với giá đấu thành công bình quân 13.480 đồng/cổ phần, thu về hơn 219 tỷ đồng. Tại thời điểm đó, thị giá cổ phiếu EVF xấp xỉ 8.300 đồng/cổ phần, tương ứng giá đấu thành công cao hơn khoảng 60% so với thị giá.
Hiện tại, trên thị trường, cổ phiếu EVF đang giao dịch quanh mức 7.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng giá khởi điểm đấu giá cổ phần của EVN hơn gấp đôi thị giá.
Diễn biến giá cổ phiếu EVF trong 6 tháng gần đây.
Nhịp sống kinh tế