Facebook thừa nhận khoảng 2 tỷ người dùng có thể bị xâm phạm bảo mật, đây là cách để đảm bảo thông tin cá nhân của bạn được an toàn
Vụ bê bối của Facebook với Cambridge Analytica là hồi chuông cảnh báo cho hàng tỷ người dùng mạng xã hội lớn nhất thế giới này về bảo mật thông tin. Ông chủ Mark Zuckerberg của Facebook liên tục bị yêu cầu giải trình về sự thật cách họ thu thập, khai thác và sử dụng thông tin của người dùng.
- 02-04-2018Mách bạn cách kiểm tra và download dữ liệu Facebook sẵn có: Hãy làm ngay để bảo vệ thông tin cá nhân của mình
- 31-03-2018Hướng dẫn cách chống bị "hack" dữ liệu cá nhân trên Facebook
- 29-03-2018Hàng loạt người dùng Facebook nhận được thông báo "ai đó đã bắt đầu một trang..." Chuyện gì đang xảy ra?
Vụ bê bối rò rỉ dữ liệu của Facebook không phải một cuộc tấn công, đánh cắp dữ liệu truyền thống. Mạng xã hội lớn nhất hành tinh này bị cáo buộc đã thu thập và sử dụng thông tin của khoảng 50 triệu tài khoản Facebook từ một ứng dụng do Giáo sư tâm lý học Aleksandr Kogan thuộc Đại học Cambridge phát triển.
Làn sóng tẩy chay Facebbook bắt đầu lan rộng với từ khóa #DeleteFacebook. Nhiều người cho rằng, xóa bỏ hoàn toàn Facebook khỏi cuộc sống là cách duy nhất để bảo vệ bản thân khỏi bị theo dõi và khai thác dữ liệu cá nhân vào các mục đích bất chính.
Nhưng nếu bạn vẫn muốn tiếp tục sử dụng mạng xã hội này, thì đây là cách giúp bạn tự bảo vệ mình:
Kiểm soát các ứng dụng
Trong suốt thời gian dùng facebook, bạn đã cho phép rất nhiều các phần mềm truy cập vào dữ liệu cá nhân của mình. Đó là khi bạn tham gia một ứng dụng giải trí như: Kiểm tra xem ai đã âm thầm vào trang cá nhân của bạn nhiều nhất? Bạn sẽ trông như thế nào trong 50 năm nữa?...
Các ứng dụng này có vẻ vô hại, đơn giản và khá vui vẻ, nhưng việc bạn đồng ý cấp phép cho các nhà phát triển ứng dụng truy cập thông tin cá nhân để tham gia trò chơi đã vô tình cung cấp toàn bộ lý lịch, hoạt động của mình trên Facebook của mình cho bên thứ 3. Đó là cách dữ liệu của hàng triệu người dùng bị rò rỉ mà thủ phạm không cần phải đột nhập vào máy chủ của Facebook để ăn cắp...
Bạn có thể rà soát lại các ứng dụng đã từng dùng và gỡ bỏ nó bằng cách đơn giản. Bạn hãy bấm vào mũi tên phía trên góc phải màn hình, chọn Privacy (Riêng tư) > Apps (Ứng dụng), và hãy nhìn vào danh sách các ứng dụng.
Tại đây, bạn có thể gỡ bỏ các ứng dụng bạn đã từng cấp quyền truy cập thông tin cá nhân của mình. Tuy nhiên, các ứng dụng đó vẫn có đủ dữ liệu của bạn cho tới thời điểm bị xóa đi.
Cũng từ trang Apps, bạn chọn phần Website và Plugins, chọn DIsable Platform để vô hiệu quá tính năng sử dụng tài khoản Facebook để đăng nhập vào các website khác. Bằng cách này, thông tin cá nhân của bạn sẽ được bảo vệ an toàn.
Chặn các quảng cáo
Facebook, Google và rất nhiều mạng lưới quảng cáo khác đều dõi theo bạn từng chút một. Trong thế giới internet, mọi thông tin của bạn chẳng thế nào là bí mật hoàn toàn. Điều bạn có thể làm để bảo vệ mình là kiểm soát cách các mạng xã hội này sử dụng thông tin của bạn mà thôi.
Khi bạn vừa gửi tin nhắn cho bạn thân nhắc đến việc rụng tóc, lập tức hàng loạt các quảng cáo về dầu gội, thuốc mọc tóc xuất hiện ngập tràn trên bản tin của bạn. Nếu không muốn tiếp tục bị làm phiền bởi những tin quảng cáo như vậy nữa, hãy tắt tính năng hiển thị quảng cáo kiểu này đi cho đỡ phiền.
"Online interest-based ads" là kiểu quảng cáo dựa vào việc bạn duyệt các trang web ra sao.
Hãy tắt Ads based on my use of websites and apps (Quảng cáo dựa trên ứng dụng và website tôi truy cập), sau đó là Ads with your social actions (Quảng cáo với các hoạt động xã hội) nếu không muốn mọi hoạt động trên Facebook của bạn bị công khai và biến thành cơ sở cho các nhãn hàng quảng cáo.
Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra phần Your Interest để xóa hết những thứ mà Facebook "nghĩ là bạn thích". Chắc chắn, bạn sẽ tìm thấy nhiều điều không ngờ tại đây. Ví dụ như, Facebook sẽ "cho" là bạn thích đi du lịch, trong khi cả năm vừa rồi bạn chỉ đi có 1 lần và chỉ lỡ tay đăng hơi nhiều ảnh "sống ảo" một chút.
Dọn dẹp danh sách bạn bè
Chắc hẳn, thâm niên dùng Facebook của bạn cũng phải lên đến chục năm, danh sách kết bạn có rất nhiều người. Có lẽ, rất nhiều người trong danh sách bạn bè bạn chưa từng quen biết, chẳng nhận ra tên họ, hình dáng như thế nào? Đây chính là lúc bạn nên thanh lọc danh sách bạn bè và loại bỏ những người lạ ra khỏi Facebook của mình.
Bước tiếp theo là quản lý xem ai có quyền xem các hoạt động trên mạng xã hội của bạn. Truy cập vào phần Setting > Privacy bạn có thể thiết lập mức độ công khai các hoạt động trên mạng xã hội của mình. Bạn sẽ có vài lựa chọn: công khai toàn bộ hoặc giới hạn theo địa lý, nhóm người… Các hoạt động trên trang cá nhân của bạn sẽ được giới hạn mức độ công khai kể từ lúc bạn thiết lập cài đặt.
Chú ý: Đừng bao giờ chia sẻ số điện thoại hay địa chỉ email cá nhân của bạn trên mạng xã hội, trừ khi bạn bắt buộc phải làm thế. Hãy bảo vệ thông tin của mình trong giới hạn có thể.
Theo hãng tin Bloomberg, Facebook cho biết đã loại bỏ một tính năng cho phép người dùng nhập số điện thoại hoặc địa chỉ email vào thanh công cụ tìm kiếm trên Facebook để tìm kiếm người dùng khác. "Xét đến quy mô và mức độ tinh vi của những hoạt động mà chúng tôi chứng kiến, chúng tôi tin rằng hầu hết mọi người trên Facebook có thể đã bị xâm phạm hồ sơ cá nhân theo cách này", Facebook nói. "Bởi vậy, chúng tôi giờ đã xóa bỏ tính năng này".
Chắc hẳn bạn đã từng ngạc nhiên khi vừa nói chuyện với bạn thân về chuyện bạn muốn mua một chiếc váy, và ngay sau đó hàng tá quảng cáo thời trang xuất hiện trên bảng tin của bạn. Vậy Facebook có phải một kẻ nghe lén không?
Thực tế, việc bạn đăng nhập, online, thời gian sử dụng và những thao tác thích, bình luận của bạn trên mạng xã hội là đủ để nhà phát triển ứng dụng này phân tích và dự đoán sở thích, suy nghĩ của bạn rồi. Dù bạn muốn xóa bỏ Facebook để bảo vệ quyền riêng tư hay tiếp tục sử dụng mạng xã hội này, thì điều quan trọng là bạn phải kiểm soát được dữ liệu cá nhân của mình bị sử dụng ra sao.