MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

FED chính là rào cản duy nhất đối với đà tăng bền vững của thị trường chứng khoán

30-06-2023 - 11:12 AM | Tài chính quốc tế

Chủ tịch FED Jerome Powell

Chủ tịch FED Jerome Powell

Thị trường chứng khoán Mỹ hiện tại có dấu hiệu tăng bền vững, miễn là Cục Dự trữ Liên bang không làm rối tung mọi thứ.

Công ty nghiên cứu Ned Davis Research (NDR) lưu ý vào ngày 28/6 rằng một sai lầm về chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng có thể chặn đứng đà tăng hiện tại của thị trường chứng khoán.

Công ty nhấn mạnh chỉ số S&P 500 tăng 25% từ mức đáy giữa tháng 10. Điều này mang đầy đủ dấu hiệu của một thị trường tăng dài hạn hơn là chu kỳ tăng giá ngắn hạn. Nhưng điều đó có thể thay đổi nhanh chóng nếu FED điều chỉnh chính sách không hiệu quả.

Đợt tăng giá hiện tại duy trì được là vì thực tế cổ phiếu đã nằm trong thị trường giá lên liên tục kể từ năm 2009. Mặc dù gần như đi đến đoạn kết, vẫn còn quá sớm để kết luận rằng thị trường bắt đầu lao dốc.

Ngoài ra, nền kinh tế phục hồi hậu đại dịch Covid-19 đồng nghĩa với việc thị trường chứng khoán giảm trong năm 2022 mà không có suy thoái kinh tế. Điều đó củng cố quan điểm thị trường sẽ tăng giá lâu dài hơn là mang tính chu kỳ.

Do đó, quyết định cắt giảm hoặc tiếp tục tăng lãi suất của FED sẽ là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán.

Ví dụ điển hình về sai lầm chính sách từng xảy ra vào năm 1998. Khi đó, siêu quỹ phòng hộ Long-Term Capital Management nổ tung khiến thị trường chứng khoán lao dốc một thời gian. Chủ tịch FED Alan Greenspan khi đó đã cắt giảm lãi suất 3 lần. Sau đó, chứng khoán tăng vọt, dẫn đến bong bóng.

NDR cho biết: “Cổ phiếu FANMAG (gồm Facebook, Amazon, Netflix, Microsoft, Apple và Google) và cổ phiếu AI hiện tại tăng không nhiều bằng cổ phiếu (công nghệ, truyền thông và viễn thông) vào năm 1999. Nhưng nếu FED hoảng loạn và cắt giảm lãi suất, bong bong có thể sẽ vỡ”.

Mặt khác, nếu lạm phát kéo dài và Chủ tịch FED Jerome Powell mạnh tay tăng lãi suất một lần nữa, ông có thể đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái và chấm dứt hoàn toàn đợt tăng giá của thị trường.

Cuối cùng, để thị trường tăng bền vững và lâu dài, FED cần tìm ra mức lãi suất phù hợp để vừa giúp tăng trưởng kinh tế, vừa kiềm chế được lạm phát.

Với mức lãi suất trên 5%, mọi con mắt sẽ đổ dồn vào quyết định lãi suất tiếp theo của FED tại cuộc họp tháng 7.

Theo MI

Anh Dũng

Nhịp Sống Thị Trường

Trở lên trên