Forbes: Foxconn dựa trên cơ sở nào để chọn Việt Nam, Indonesia và các điểm đến khác?
"Bất kể đó là Ấn Độ, Đông Nam Á hay châu Mỹ, nơi nào cũng sẽ có một hệ sinh thái sản xuất", Chủ tịch Foxconn, Young Liu nói với các nhà đầu tư trong một cuộc họp hội nghị tuần này.
- 16-08-2020Báo Trung Quốc nói gì về tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết chống dịch tại Đà Nẵng?
- 15-08-2020Việt Nam thay Trung Quốc trở thành nhà cung cấp lớn nhất trong thị trường ván ép Hoa Kỳ
- 15-08-2020Số phận kinh tế toàn cầu đang phụ thuộc vào Trung Quốc như thế nào?
Thế giới đang đảo ngược chủ nghĩa toàn cầu. Có nhiều cái tên khác nhau cho xu hướng đó: phi toàn cầu hóa, nội địa hóa hay khu vực hóa. Nhưng tựu chung lại chắc chắn xu hướng toàn cầu hóa lấy Trung Quốc làm trung tâm đang dần đi đến hồi kết.
Người dân California đang thuyết phục phần lớn người Mỹ quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm, khuyến khích họ ăn thực phẩm sản xuất và thu hoạch tại địa phương. Một thời gian nữa, việc mua hàng nội địa sẽ bắt đầu lan sang các mặt hàng khác - giày dép, điện thoại, thiết bị thông minh...
Câu chuyện ở đây không phải là các công ty không nên sản xuất điện thoại ở Trung Quốc. Sản xuất ở Trung Quốc vẫn rất có lợi. Thị trường Trung Quốc rộng lớn, dịch vụ hậu cần tốt nhất trong khu vực, thuận tiện để vận chuyển hàng hóa ra khắp Đông Nam Á, Trung Á và đến các vùng của Nga.
Nhưng nếu bạn đang sản xuất điện thoại iPhone cho thị trường Ấn Độ, tại sao không sản xuất chúng ở Ấn Độ và để người Ấn Độ làm việc? Nếu bạn đang sản xuất chúng cho thị trường Bắc Mỹ, tại sao không sản xuất chúng ở Bắc Mỹ?
Với những câu hỏi đó, Foxconn đang di dời trực tiếp, theo đúng nghĩa đen.
Liu Young, chủ tịch Foxconn. (Ảnh của Mandy Cheng / AFP qua Getty Images)
"Bất kể đó là Ấn Độ, Đông Nam Á hay châu Mỹ, nơi nào cũng sẽ có một hệ sinh thái sản xuất", Chủ tịch Foxconn, Young Liu nói với các nhà đầu tư trong một cuộc họp hội nghị tuần này.
Liệu các nhà sản xuất có thực sự rời đi vì thuế của ông Trump đánh lên hàng Trung Quốc hay không? Điều đó còn cần phải xem xét.
Việc di dời có thể liên quan nhiều đến chi phí hơn là vì thương chiến. Trung Quốc đã tăng cường chuỗi giá trị về công nghệ, quy định chặt chẽ hơn và mức lương cao hơn cho nhân công và điều đó cũng đang khiến các công ty bỏ đi.
Nếu các tập đoàn đa quốc gia có thể tìm thấy một lực lượng lao động tương tự với dịch vụ hậu cần tốt, trong một môi trường thuế thấp và quy định cởi mở, họ sẽ đến đó. Họ đã đến Philippines, đến Việt Nam, đến Indonesia và đến Mexico.
Công ty Taiwan Semiconductor đang lên kế hoạch xây dựng một cơ sở chế tạo chip nano trị giá 12 tỷ USD ở phía tây nam nước Mỹ - chắc chắn là nhờ một số ưu đãi từ Washington, Matthew Hughes từ trang tin tức công nghệ doanh nghiệp The Register ở London viết. Ông cũng đề cập đến việc nhà máy Foxconn được khuyến khích rất nhiều ở Wisconsin, tuy nhiên việc ưu đãi công ty này đang tiêu tốn của tiểu bang một lượng tiền lớn. Đó là cái giá phải trả để Hoa Kỳ cạnh tranh với Trung Quốc.
Xây dựng nhà máy để sản xuất ở Trung Quốc, cho dù ở ngoại ô Thượng Hải, hay ở đâu đó tại một thành phố hạng ba, cũng có chi phí tương đối ổn. Cũng giống như Wisconsin được cho là đã chi 3 tỷ USD để "mời" Foxconn, thì Trung Quốc cũng làm như vậy. Đó thường là cái giá phải trả để giữ chân hàng triệu việc làm cho những quốc gia đang phải vật lộn để cạnh tranh với hệ thống sản xuất của Trung Quốc.
Nếu các công ty có thể tìm thấy dịch vụ hậu cần tốt, lực lượng lao động và thuế phù hợp với họ - cũng như một cơ sở khách hàng lớn và bền vững - họ sẽ đến.