Forbes: Tại sao Việt Nam cần tới 6 hãng hàng không?
"Người Việt đi máy bay ngày càng dễ dàng và rẻ hơn nhờ các chương trình giảm giá và khuyến mại trong bối cảnh ngành cạnh tranh ngày càng cao", Lynch nói. "Tập đoàn tư vấn Boston dự báo, đến năm 2030, 16% người Việt sẽ trở nên giàu có, trong khi chỉ có 5% vào năm 2018".
- 29-11-20194 yếu tố đưa Việt Nam trở thành "câu chuyện tăng trưởng công nghệ thần kỳ" tiếp theo của Đông Nam Á
- 29-11-2019Tại sao hơn 10.000 kiện hàng, container tại sân bay, cảng bị "bỏ quên" hơn 3 tháng chưa ai nhận?
- 29-11-2019FEBE Ventures Singapore công bố quỹ 25 triệu USD đầu tư vào startup Việt
Với mục tiêu đưa thị trường vận tải hàng không Việt Nam đứng trong nhóm 4 quốc gia hàng đầu ASEAN về sản lượng vận chuyển, Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ước tính lưu lượng hành khách hàng không sẽ đạt mức 64 triệu vào năm 2020, sau mức tăng trưởng trung bình 16% trong năm ngoái và năm nay. Đến năm 2030, Việt Nam dự kiến sẽ đạt 131 triệu khách bay hàng không.
"Tất cả các máy bay đều kín chỗ. Chuyến đi Hà Nội-Hồ Chí Minh vận hàng hàng loạt mỗi ngày, ông Mike Lynch, giám đốc điều hành của SSI tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Một trong những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng là hoạt động kinh doanh xuất phát từ đầu tư nước ngoài gia tăng nhờ chi phí sản xuất thấp. Điều đó đòi hỏi các doanh nhân phải đến thăm nhà máy, tìm kiếm nguồn cung cấp và hợp với các nhân viên ở Việt Nam.
"Các hãng hàng không mới đang bùng nổ trên khắp châu Á nhờ tăng trưởng kinh tế và các hãng hàng không giá rẻ. Nhưng lượng hành khách của Việt Nam thực sự đã đột biến khi tăng gấp đôi phần còn lại của châu Á trong năm 2017" - Dezan Shira & Associates cho biết trong một nghiên cứu. Năm đó, công ty tư vấn này cho biết, 94 triệu hành khách đã bay nội địa và quốc tế ở Việt Nam, bao gồm 13 triệu người nước ngoài, tăng 16% so với năm 2016.
Lao động giá rẻ đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam để sản xuất đồ nội thất, phụ tùng xe hơi và đồ điện tử, chỉ kể một vài mặt hàng. GDP tăng từ 6% đến 7% mỗi năm. Lượng hành khách tăng lên có cả người Việt và đối tác kinh doanh của họ. Khách du lịch Việt Nam đến thăm 10 quốc gia khác ở Đông Nam Á cũng tăng mạnh vì không cần thị thực. Năm ngoái, du lịch nội địa đạt 15,5 triệu lượt khách, tăng khoảng 20% so với năm 2017, ghi chú nghiên cứu của Dezan Shira cho biết.
Số liệu vừa được Tổng cục thống kê công bố cho thấy trong tháng 11, tổng lượng khách quốc tế tới Việt Nam đạt mức kỷ lục từ trước tới nay với hơn 1,8 triệu lượt. Tính tổng trong 11 tháng của năm, Việt Nam đã đón gần 16,3 triệu lượt khách quốc tế, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.
Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng châu Á-Thái Bình Dương tại công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit cho biết, đó là sự kết hợp giữa du lịch kinh doanh và du lịch trao đổi, khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với ngành hàng không.
"Người Việt đi máy bay ngày càng dễ dàng và rẻ hơn nhờ các chương trình giảm giá và khuyến mại trong bối cảnh ngành cạnh tranh ngày càng cao", Lynch nói. "Tập đoàn tư vấn Boston dự báo, đến năm 2030, 16% người Việt sẽ trở nên giàu có, trong khi chỉ có 5% vào năm 2018".
Tuy nhiên, các sân bay thì đang quá tải nghiêm trọng. Khách du lịch đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội chỉ bay mất hai tiếng, lẽ ra là vậy, nhưng họ sẽ phải chờ để được cất cánh: "Các sân không có sức chứa, càng ngày càng có nhiều hãng hàng không" - Lynch giải thích. Vì thế, Bộ Giao thông vận tải đã có kế hoạch chi 15,4 tỷ USD vào năm 2030 để phát triển 23 sân bay .
"Cuối cùng, các hãng hàng không sẽ phải đối mặt với việc tăng trưởng hàng không dân dụng chững lại", Brendan Sobie, một nhà tư vấn hàng không dân dụng tại Singapore cho biết. "Điều đó sẽ thay đổi một vài thứ", ông nói.