Foxconn trong những ngày tháng khó khăn của iPhone: Chế độ ưu đãi cho công nhân bị huỷ bỏ, cắt giảm lương, sa thải hơn 50 nghìn nhân sự
Doanh số iPhone sụt giảm mạnh, các công nhân phải chịu mức lương thấp hơn và những phúc lợi cũng không còn như trước.
- 31-01-2019Foxconn cho Tổng thống Trump leo cây?
- 30-12-2018Foxconn dính đòn, Samsung hưởng lợi từ chiến tranh thương mại trong năm 2019
- 05-12-2018Foxconn đang xem xét mở nhà máy lắp ráp iPhone ở Hà Nội
- 12-03-2018Foxconn chuẩn bị IPO hơn 63 tỷ USD, sẽ là phiên IPO lớn nhất Trung Quốc từ 2015
Các phóng viên của SCMP đến vào một ngày thứ Bảy bình thường ở Trịnh Châu, trung tâm tỉnh Hà Nam - Trung Quốc. Bầu trời quanh khu nhà máy Foxconn bị che khuất bởi một làn khói mù. Cuối buổi chiều, các công nhân bắt đầu rời khỏi xưởng sản xuất và nhanh chóng tản ra.
Tuy nhiên, điều kiện làm việc bên trong nhà máy lắp ráp iPhone lớn nhất thế giới lại chẳng hề bình thường, nhất là khi nhu cầu tiêu thụ iPhone sụt giảm. Các công nhân phải chịu mức lương thấp hơn, những phúc lợi từ nhà cung cấp lớn nhất của Apple cũng không còn như trước. Dịch vụ xe buýt đưa đón các công nhân đến khu ký túc xá đã bị huỷ bỏ, một trong số họ đã phải đi bộ tới 40 phút để về phòng mình. Việc dịch vụ đưa đón bị tạm dừng trong dịp Tết Nguyên đán là hoàn toàn bình thường và sẽ hoạt động trở lại khi các công nhân tiếp tục làm việc sau kỳ nghỉ. Nhưng năm nay lại không như thế, bởi dịch vụ này đã bị tạm dừng từ đầu tháng trước.
Một thông báo bên trong khu tập thể ký túc xá Foxconn - Yukang có nội dung: "Dịch vụ giặt đồ miễn phí sẽ không còn được cung cấp từ tháng 1/2019."
Những chế độ ưu đãi dù không quá hào nhoáng nhưng cũng bị cắt giảm. Dịch vụ giặt là miễn phí lần đầu tiên cũng bị cắt giảm vào đầu năm nay, các công nhân phải trả 7 tệ (1 USD) để giặt đồ, để giặt khô một chiếc áo khoác mất tới 18 tệ (2,7 USD), trong khi đó mức lương hàng tháng của họ chỉ là 2000 đến 3000 tệ (khoảng 300 USD).
Cơ sở ở Trịnh Châu, một trong số 45 nhà máy của Foxconn ở Trung Quốc, bắt đầu hoạt động vào năm 2010 và có một nhóm cán bộ hải quan đứng bên ngoài cổng nhằm đẩy nhanh quá trình vận chuyển iPhone tới sân bay gần đó để tiến hành xuất khẩu. Trong khu thương mại đặc biệt này, có hơn 100 nghìn công nhân nhập cư sống và làm việc. Tuy nhiên, do doanh số iPhone sụt giảm mạnh kể từ giữa năm ngoái, khu sản xuất iPhone lớn nhất thế giới này đã bị bao phủ bởi đám mây u ám.
Trả lời phỏng vấn SCMP, khoảng hơn 20 công nhân cho biết tiền lương của họ đã bị cắt giảm vào cuối năm ngoái, việc này chưa từng xảy ra trong những năm làm việc tại đây. Sản lượng đầu ra của các nhà máy Foxconn, trong đó có iPhone của Apple và một số sản phẩm của các nhà cung cấp khác, đóng góp phần lớn vào tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh Hà Nam. Theo dữ liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, xuất khẩu điện thoại di động, phần lớn lắp ráp tại Foxconn, trị giá 211,6 tỷ NDT (31,6 tỷ USD), trong năm 2018, chiếm 38,4% xuất khẩu của tỉnh.
Dữ liệu về hàng hoá vận chuyển của Foxconn không được công bố, nhưng thông tin do cơ quan hải quan tỉnh Trịnh Châu cho biết xuất khẩu điện thoại di động tại tỉnh này đã giảm 23,1% trong tháng 1 so với một năm trước đó do doanh số iPhone sụt giảm mạnh. Hồi tháng 1, CEO của Apple - Tim Cook đã công bố doanh thu quý IV của công ty giảm 5%, do nhu cầu mua iPhone mới ở Trung Quốc thấp hơn và và các khách hàng trên thế giới cũng không muốn nâng cấp điện thoại. Sau đó, giá cổ phiếu của Apple đã giảm khoảng 25% kể từ mức đỉnh tháng 10.
Một công nhân khác của Foxconn cho biết mùa sản xuất cao điểm của năm ngoái chỉ kéo dài khoảng 20 ngày, khiến mức lương của anh giảm từ 4000 tệ hồi tháng 10 xuống còn 3000 tệ vào tháng 11. Theo thường lệ, tháng 8 sẽ là thời gian bắt đầu mùa cao điểm, 1 tháng trước khi Apple cho ra mắt những chiếc iPhone thế hệ mới nhất và tăng cường sản xuất từ 4 đến 5 tháng. Anh này nói: "Hồi tháng 9, giám sát viên đã nói với chúng tôi rằng Apple đã có một đơn đặt hàng mới cho 3 triệu chiếc iPhone 8 Plus. Chúng tôi chỉ mất khoảng 20 ngày để hoàn thành khâu sản xuất bởi phải làm việc tới 18 giờ mỗi ngày trong 2 ca, kể cả cuối tuần. Mùa cao điểm cũng không kéo dài."
Các công nhân của Foxconn đều mong muốn được làm thêm giờ.
Haixia, một công nhân khác, chia sẻ, cô bắt đầu làm việc tại đây từ năm 2015 và trung bình cứ hai tuần lại có 1 ngày nghỉ trong mùa cao điểm, còn những thời điểm khác là 3 đến 4 ngày. Trong mỗi tuần của mùa cao điểm, cô được yêu cầu phải tìm một công nhân mới nếu không cô sẽ không được làm thêm giờ. Hanxia kể lại: "Năm 2017, chúng tôi sản xuất iPhone 8s. Tôi đã rất vui vì có thể làm 11 giờ mỗi ngày và không nghỉ cuối tuần. Các giám sát viên luôn đòi hỏi nhiều hơn, họ thậm chí còn giục chúng tôi làm nhanh lên khi chúng tôi đi uống nước." Nhưng năm nay mọi thứ đã thay đổi và cô cũng không còn được yêu cầu tuyển dụng một nhân viên mới kể từ tháng 10.
Công nhân xếp thành hàng dài chờ làm thủ tục nghỉ việc.
Theo Bloomberg, Foxconn đang có kế hoạch cắt giảm 20 tỷ NDT (3 tỷ USD) chi phí sản xuất vào năm 2019, dự báo đây sẽ là một năm "cực kỳ khó khăn và cạnh tranh". Dữ liệu cho thấy chi tiêu của Foxconn trong năm 2018 là khoảng 46,2 tỷ NDT (6,9 tỷ USD), có nghĩa là ngân sách cho năm 2019 sẽ bị cắt giảm gần 1 nửa.
Thậm chí, còn có tin đồn rằng Foxconn đã cắt giảm 50 nghìn nhân viên thời vụ sau tháng 10, nhưng hầu hết họ đều tự xin nghỉ do không có cơ hội được làm thêm giờ, dẫn đến tình trạng mỗi ngày đều có hàng dài người xếp hàng để chờ giải quyết các thủ tục giấy tờ.