Gan thải độc nhưng cũng dễ bị nhiễm độc: Có dấu hiệu sau là gan đang bị tổn thương
Theo PGS Trịnh Thị Ngọc – Phó chủ tịch Hội gan mật HN, không có bệnh lý nào là nóng gan. Khi có dấu hiệu ngứa, vàng da, mệt mỏi đó là dấu hiệu cảnh báo gan đang bị hủy hoại.
- 28-12-2018Những thực phẩm cực "thân thiện" với gan mà bạn nhất định phải bổ sung nếu không muốn cơ thể ngày càng suy yếu vì độc tố
- 20-12-2018Dấu hiệu cảnh báo gan nhiễm mỡ dù không uống rượu bia: Phát hiện sớm sẽ tránh được bệnh xơ gan và ung thư gan
Bị tăng men gan không biết
Đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai, anh Nguyễn Văn Toán (Phủ Lý, Hà Nam) nhận kết quả xét nghiệm chỉ số men gan tăng cao, thậm chí GGT của anh Toán lên tới 70 UI/L. Bác sĩ khuyên anh đi siêu âm gan để sàng lọc nguy cơ ung thư gan.
Anh Toán cho biết đầu năm anh đi kiểm tra sức khỏe xét nghiệm máu bác sĩ tư vấn men gan tăng cao có thể do dịp Tết anh uống nhiều bia rượu. Sau đó, anh Toán quên luôn kết quả xét nghiệm của mình không để ý đến bệnh.
Cuối tháng 11, anh Toán bị sốt và sử dụng thuốc hạ sốt. Sau đợt sốt người anh mệt mỏi kèm theo vàng da. Anh được bác sĩ bệnh viện tuyến dưới chẩn đoán ngộ độc thuốc hạ sốt và anh Toán đã điều trị ổn định và đến nay anh lên Bệnh viện Bạch Mai kiểm tra lại sức khỏe và chỉ số men gan vẫn rất cao.
Gan có nhiều chức năng dễ bị tổn thương.
Tư vấn cho anh Toán, bác sĩ Lương Quốc Chính cho biết nguyên nhân tăng men gan do bia rượu và anh Toán phải hạn chế bia rượu.
Ngoài ra, anh Toán cần phải thực hiện uống thuốc theo đơn vì có tiền sử tăng men gan nên việc dung nạp thuốc cũng rất quan trọng tránh gây tổn hại cho lá gan của mình.
PGS Trịnh Thị Ngọc cho biết lá gan là bộ phận có khối lượng rất lớn trong cơ thể và gan có ba chức năng đáng chú ý nhất đó là: Tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn; thanh lọc độc tố cho máu đi nuôi cơ thể; dự trữ glucose để tạo năng lượng khi cần thiết.
Gan có nhiều chức năng đặc biệt là chức năng thanh, thải độc nên nó cũng rất dễ bị nhiễm độc, ốm yếu. Khi đó sẽ phát ra các tín hiệu cảnh báo cho gia chủ về tình trạng ốm yếu của mình trong đó dấu hiệu tăng men gan là điển hình nhất.
Theo bác sĩ Ngọc men gan bình thường có các trị số xét nghiệm đạtAST: 20 - 40 UI/L
ALT: 20 - 40 UI/L, GGT: 20 - 40 UI/L, LDH: 30 - 40 UI/L.
Khi nào lá gan bị bệnh?
Các dấu hiệu cảnh báo men gan tăng cao, theo PGS Ngọc đầu tiên là người bệnh thấy mệt mỏi và kiệt sức thường được cho là dấu hiệu liên quan đến các vấn đề về gan. Khi gan không khỏe mạnh, việc loại bỏ các độc tố trong máu sẽ không được hiệu quả.
Nước tiểu sẫm màu hơn có thể là do bạn uống thuốc gì đó gây nên, hoặc đơn giản hơn là do bạn uống không đủ lượng nước hàng ngày.
Ngoài ra dấu hiệu vàng da, ngứa da cũng là biểu hiện của lá gan đang bị tổn thương, khi đó, PGS Ngọc khuyến cáo người bệnh nên đi kiểm tra chức năng gan nhanh chóng.
Trong khi đó người dân thấy một số triệu chứng trên thường gọi là nóng gan nhưng thực tế trong Tây y không ai dùng nóng gan mà chỉ danh từ dân gian và chỉ uống thuốc như quảng cáo mát gan giải độc không có tác dụng. Bệnh nhân cần đến bệnh viện để được sàng lọc các bệnh về gan từ tăng men gan, gan nhiễm mỡ, gan bị viêm do vi rút viêm gan A, B, C, D, E.
Những người có nguy cơ gan bị tổn thường như nhiễm viêm gan vi rút, nhiễm HIV, béo phì, uống bia rượu…Trong khi đó cộng thêm với thói quen xấu dẫn đến lá gan bị đánh trực diện, tế bào gan bị hủy hoại hàng ngày.
Trong đó, PGS Ngọc cho biết nguyên nhân khiến lá gan của bạn nhiễm độc nhiễm độc do thuốc, hóa chất, rượu bia, thuốc đông y, tây y, thuốc nam, hóa chất.
Nhất là thực tế ở Việt Nam việc sử dụng thuốc bữa bãi thì nguy cơ gan nhiễm độc càng lớn hơn. Có một số thuốc đang lưu hành có chứa hàm lượng cao các chất độc hơn những thuốc khác như: codeine, corticosteroid -steroid dùng để làm giảm viêm, tetracycline - một nhóm các thuốc kháng sinh... gây hại trực tiếp đến gan.
PGS Ngọc chia sẻ nhiều bệnh nhân thấy nóng gan tự giải độc khiến gan hủy hoại hơn vì khi đó gan đã ốm mà lại tăng thêm "việc" thì gan càng nhanh chóng bị suy yếu.
Ngay cả trong sinh hoạt hàng ngày, người dân thường xuyên "nạp" các chất phụ gia nhân tạo như chất bảo quản, phẩm màu; hay các chất không được phép dùng trong chế biến thực phẩm có thể gây hư hại tế bào, đột biến tế bào gây ung thư… khiến các tế bào gan bị thương tổn.
Trí thức trẻ