Giá dầu tụt xuống đáy 21 năm do khủng hoảng nhu cầu toàn cầu, cắt giảm dự trữ
Giá dầu ở châu Á đang được giao dịch ở múc thấp nhất 2 thập kỷ bất chấp việc các nhà sản xuất lớn nhất đồng ý cắt giảm nguồn cung.
- 12-04-2020Thế giới nỗ lực tìm thỏa thuận cứu giá dầu
- 07-04-2020Lý do đặc biệt khiến Nga và Ả Rập Xê Út sẵn sàng để giá dầu lao dốc
- 06-04-2020Cuộc họp OPEC bị hoãn, giá dầu lại quay đầu giảm mạnh
- 03-04-2020Phố Wall khởi sắc nhờ thông tin tích cực về giá dầu, cổ phiếu nhóm năng lượng bứt phá, bất chấp số đơn trợ cấp thất nghiệp tăng kỷ lục
- 30-03-2020[Update tác động kinh tế] Giá dầu có lúc xuống dưới 20 USD, Thủ tướng Singapore nói rằng các ngành đang "chết"
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, bao gồm cả Mỹ, không giúp cải thiện giá dầu. Đại dịch Covid-19, vốn khiến hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh lâm vào đình trệ, khiến nhu cầu với loại nhiên liệu này giảm xuống trầm trọng.
Đầu tuần mới, hợp đồng dầu tương lai tại New York đã giảm 15% xuống mức thấp nhất kể từng tháng 3/1999. Tuần trước, nó sụt tới 20%. Hiện tại, giá dầu tụt xuống còn chưa tới 16 USD/thùng. Hôm 17/4, lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc thông báo kinh tế giảm, một dấu hiệu báo trước những điều tương tự có thể xảy ra ở Mỹ và châu Âu, những nơi vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp vì Covid-19.
Một diễn biến tồi tệ khác với giá dầu là việc các cơ sở lưu trữ ở Mỹ gần như đã hết chỗ chứa. Chính những kho chứa này từng được coi là cơ sở để định giá cho dầu WTI. Tuy nhiên, chúng đã tăng 50% kể từ đầu tháng 3.
Dù vậy, vẫn có một số điểm lạc quan cho khả năng phục hồi của giá dầu. Cuối tuần, Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết số ca tử vong ở bang này có thể đã vượt qua đỉnh. Các trường hợp tử vong ở Italy, Tây Ban Nha và Anh cũng đang giảm, dấu hiệu cho thấy dịch bệnh có thể đã đạt đỉnh.
Giá dầu giảm đánh một đòn mạnh vào ngành công nghiệp này. Hiện tại, các nhà khai thác đã đóng 13% số giàn khoan ở Mỹ nhằm cắt giảm chi phí cũng như hủy bỏ các dự án mới.