MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá điện thấp là rào cản cho việc tiết kiệm điện

“Hiện nay, giá năng lượng thấp là một rào cản cho việc triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng, làm giảm hiệu quả kinh tế, động lực của doanh nghiệp và ngườidân trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả".

Ông Đỗ Đức Quân, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), phát biểu như trên tại hội nghị tổng kết năm năm triển khai thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Cũng theo ông Quân, hiện nay giá năng lượng của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực và thế giới.

Cụ thể, giá bán lẻ điện hiện nay là 1.622 đồng/kWh, tương đương 7,31 cent/kWh. Trong khi đó, Trung Quốc là 10,04 cent/kWh, Thái Lan 11,81 cent/kWh, Việt Nam chỉ cao hơn Indonesia 6,72 cent/kWh, do nước này còn duy trì cơ chế bao cấp giá năng lượng.

Theo Tổng cục Năng lượng, điều chỉnh giá điện là một trong những biện pháp nâng cao ý thức người dân. Ảnh: VIẾT LONG
Theo Tổng cục Năng lượng, điều chỉnh giá điện là một trong những biện pháp nâng cao ý thức người dân. Ảnh: VIẾT LONG

Trên cơ sở đó, ông Đỗ Đức Quân kiến nghị cần điều chỉnh giá điện hợp lý trong thời gian tới, đặc biệt giảm dần việc trợ giá, bù giá chéo trong biểu giá bán lẻ điện. Bên cạnh đó, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ngoài ra, cần quy định trách nhiệm giám sát, đánh giá và báo cáo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thiếu chế tài về tiết kiệm điện

Tổng cục Năng lượng cho biết thời gian qua Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các thông tư quy định các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực mình quản lý.

Tuy nhiên việc thực hiện ở các bộ còn nhiều hạn chế như thiếu các chế tài xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân; thiếu các quy định cụ thể mang tính chất bắt buộc trong việc thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Đặc biệt là thiếu cơ chế giám sát các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện quy định.

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cần tăng cường tính bắt buộc trong việc tuân thủ các quy định của Luật đối với các cơ sở sử dụng năng lượng, đặc biệt là cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Theo Viết Long

Pháp luật TPHCM

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên