Giá khí đốt đột nhiên giảm mạnh, châu Âu tiến thoái lưỡng nan: Kho chứa gần đầy, không biết nên bán hay nên giữ
Khi các kho dự trữ khí đốt gần đầy, các nhà cung cấp đang muốn giữ lại chờ giá tăng.
- 29-10-2022Yên tâm dự trữ đủ khí đốt năm nay, châu Âu vẫn không thể ‘cầm cự’ vào năm sau nếu chỉ dựa vào Mỹ
- 27-10-2022Tàu chở khí đốt tới châu Âu "tắc" ngoài biển vì hết chỗ chứa, giá có lúc giảm xuống dưới 0 euro
- 23-10-2022EU được năng lượng xanh cứu cánh, tiết kiệm tới 11 tỷ USD tiền nhập khẩu khí đốt
Mùa đông năm nay sẽ là cơ hội cho các công ty dự trữ khí đốt kiếm tiền nhờ giá năng lượng ở châu Âu tăng cao. Nguồn cung thiếu hụt và thời tiết lạnh hơn sẽ thúc đẩy nhu cầu. Tuy nhiên, việc giá bán buôn giảm mạnh gần đây đang ảnh hưởng đến kinh tế của ngành.
Việc thúc đẩy lấp đầy các kho dự trữ trước mùa đông đã thành công. Nhiều cơ sở lưu trữ khí đốt đã gần đầy. Nhưng một số nhà cung cấp hiện có thể muốn giữ lại lượng khí đốt dự trữ đó cho đến khi họ có thể bán khí đốt dự trữ với mức giá hấp dẫn hơn.
Giá khí đốt châu Âu đã giảm sau khi tăng mạnh vào mùa hè. Nguồn: Bloomberg
Khí đốt thường được các nhà kinh doanh dịch vụ tiện ích và năng lượng bơm vào kho dự trữ trong mùa hè vì giá rẻ và bán ra thị trường vào mùa đông khi giá tăng. Năm nay, mọi thứ đi theo hướng ngược lại. Điều đó có nghĩa là một số nhà điều hành, đặc biệt là ở Đức, có thể chịu lỗ khi bán nhiên liệu dự trữ để bù đắp cho sự gián đoạn nguồn cung.
Khi khí đốt được bơm vào kho lưu trữ trong mùa hè này, giá của chúng đã có lúc đạt đỉnh khoảng 340 euro/ megawatt-giờ. Trong khi các hợp đồng mùa đông hiện đang giao dịch khí đốt với mức giá thấp hơn một nửa là gần 140 euro/ megawatt-giờ.
Giám đốc phụ trách năng lượng, khí hậu và tài nguyên Henning Gloystein của tập đoàn Eurasia ở London cho biết: “Đây thực sự là một vấn đề. Và vấn đề này chỉ được giải quyết triệt để nếu một số doanh nghiệp nhà nước chịu lỗ bán lại khí đốt từng mua với giá cao”.
Các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất của Châu Âu
Nếu lượng khí đốt dự trữ bị giữ lại cho dù là vì lý do gì, châu Âu sẽ chỉ còn lại nguồn cung khí đốt đến từ các tàu chở khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) từ Mỹ, Qatar, hoặc từ đường ống dẫn khí Na Uy – Bắc Phi. Giá sẽ lại tăng sau một đợt giảm nhẹ, khiến cho hoá đơn năng lượng cao ngất ngưởng trên khắp châu Âu.
Nhà phân tích khí đốt Leon Izbicki tại Energy Aspects cho biết các công ty có thể sẽ không rút khí đốt ra khỏi kho chứa của họ để tối đa hoá lợi nhuận.
Chi phí dự trữ khí đốt của châu Âu năm nay lên tới hàng chục tỷ euro. Mặc dù các thương nhân thường bán khí đốt ngay sau khi mua để phòng ngừa rủi ro, họ vẫn có thể bị lỗ do chênh lệch giá. Điều này đặc biệt nghiêm trọng với các công ty và các thương nhân phụ thuộc nhiều vào các hợp đồng dài hạn với Nga. Nga là quốc gia đáp ứng 20% nhu cầu khí đốt tại Liên minh châu Âu vào mùa đông 2021.
Nỗi đau của Đức
Châu Âu đã tăng cường dự trữ, tuy nhiên chỉ có khoảng 10% lượng khí đốt nằm dưới quyền kiểm soát trực tiếp của các quan chức nhà nước thông qua các kho dự trữ chiến lược quốc gia.
Các công ty do nhà nước viện trợ đã mua nhiên liệu trong mùa hè, đặc biệt là ở Đức. Chính phủ đã chi 15 tỷ euro cho công ty quản lý thị trường khí đốt của Đức Trading Hub Europe để mua nhiên liệu dự trữ. Tập đoàn này đã mua khoảng 60 terawatt-giờ khí đốt, tương đương với khoảng 25% công suất lưu trữ của cả nước.
Để tránh nguy cơ về nguồn cung, các chính phủ cũng tìm cách ban bố tình trạng khẩn cấp. Trong trường hợp đó, Đức và các nhà chức trách quốc gia sẽ có quyền ra lệnh giải phóng lượng khí đốt dự trữ.
Đức đã thông qua luật về mục tiêu dự trữ khí đốt. Quốc gia này đã đạt được 95% mục tiêu đến ngày 1/11 và cần đạt 40% mục tiêu trước ngày 1/2. Người vận hành các cơ sở có nguy cơ bị phạt nếu không đáp ứng được các mức đó.
Bình yên trước cơn bão
Các hợp đồng tương lai đã mất khoảng 70% giá trị so với mức đỉnh của tháng 8, lý do là vì tháng 10 ấm áp lạ thường. Điều này khiến nhu cầu chậm lại và việc rút khí đốt từ các điểm lưu trữ bị hoãn. Ngoài ra, châu Âu còn có nhiều nguồn cung LNG. Châu Âu thậm chí còn phải đối mặt với tình trạng dư thừa nguồn cung tạm thời. Nhưng châu lục này cần phải ra giá cao hơn châu Á để dẫn trước trong cuộc cạnh tranh LNG.
Thị trường khí đốt thắt chặt vì thiếu hụt nguồn cung từ Nga. Vì thế hầu hết những nhà quan sát ngành quan tâm đến thời điểm chứ không phải là giá cả
Theo Weather Company, vào giữa tháng 11, nhiệt độ được dự báo sẽ giảm nhẹ dưới mức bình thường.
Nhà phân tích Stefan Ulrich của BloombergNEF cho biết: “Thời tiết lạnh giá, nhu cầu suy giảm hoặc LNG giảm dưới mức kỳ vọng có thể kiến giá tăng cao trở lại. Các công ty dịch vụ dường như sẽ gặp điều không may khi không có đủ khí đốt, Đặc biệt là khi được chính phủ hỗ trợ mua hàng, hơn là chấp nhận lỗi với lượng khí đốt tích trữ mà họ từng mua với giá cao”.
Theo Bloomberg
Nhịp Sống Thị Trường