MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá thép tiếp tục tăng "dựng đứng", liên tiếp 6 lần trong 1 tháng

23-03-2022 - 09:03 AM | Thị trường

Giá thép tiếp tục tăng "dựng đứng", liên tiếp 6 lần trong 1 tháng

Tiếp sau đợt tăng giá ngày 9-10/3, mới đây, các doanh nghiệp sản xuất thép lại tiếp tục thông báo tăng giá, thời gian áp dụng giá bán mới là ngày 31/3.

CTCP Tập đoàn Hoa Sen vừa thông báo tăng giá 300 đồng/kg với các mặt hàng tôn mạ, thép dây mạ, ống thép mạ kẽm và 2.000 đồng/m với mặt hàng tôn cách nhiệt Hoa Sen. Giá bán mới từ ngày 31/3.

Trước đó, ngày 16/3, Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên (Tập đoàn Hoà Phát) cũng đã thông báo tăng thêm 610 đồng/kg đối với cả hai dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Sau khi điều chỉnh, giá thép giá thép cuộn CB240 tại miền Bắc đã lên mức 18.940 đồng/kg; giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 19.040 đồng/kg. Còn tại miền Trung và miền Nam, hai sản phẩm này cũng có mức giá lần lượt là 18.990 đồng/kg và 19.090 đồng/kg.

Đáng lưu ý, trước đó doanh nghiệp này đã có các đợt tăng vào ngày 10/3, 6/3 và 4/3.

Thương hiệu thép Kyoei, Việt Đức, Việt Nhật, Pomina cũng điều chỉnh tăng thêm từ 500 - 650 đồng/kg đối với thép cuộn CB24 và thép thanh vằn D10 CB300 trong đợt tăng gần nhất. Hiện mức giá của hai sản phẩm này ở mức giao động ở mức từ 18.000 đồng/kg đến 19.800 đồng/kg.

Như vậy, với đợt tăng vào cuối tháng, chỉ trong tháng 3, thị trường thép đã trải qua 6 lần tăng giá. Nguyên nhân chủ yếu vẫn do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao khiến giá bán tăng.

Giá thép tiếp tục tăng dựng đứng, liên tiếp 6 lần trong 1 tháng - Ảnh 1.

Theo báo cáo từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá các mặt hàng nguyên liệu sản xuất thép đã tăng mạnh so với đầu tháng 2/2022.

Cụ thể, giá quặng sắt loại (62% Fe) ngày 8/3/2022 giao dịch ở mức 162-162,50 USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng khoảng 12 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 2/2022.

Tuy nhiên, mức giá này đã giảm khoảng 50-52 USD/tấn so với mức giá cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng 5/2021 (~ 210 – 212 USD/tấn).

Tại cảng Australia, giá than mỡ luyện cốc xuất khẩu ngày 8/3/2022 giao dịch ở mức 627USD/tấn FOB, tăng mạnh 235,25USD so với đầu tháng 2/2022. Giá than cốc có xu hướng tăng liên tục kể từ quý 3/2021 ảnh hưởng đến chi phí sản xuất thép tăng.

VSA cũng cho biết, giá thép phế liệu loại HMS ½ 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 580USD/tấn CFR Đông Á ngày 2/3/2022 tăng 25USD/tấn so với hồi đầu tháng 2/2022.

Điện cực graphite, theo ước tính của SteelMint, xuất khẩu điện cực than chì (GE) của Trung Quốc có khả năng tăng gần 28%, đạt 0,43 triệu tấn (triệu tấn) vào năm 2021, so với 0,34 triệu tấn được thấy vào năm 2020.

Giá cuộn cán nóng (HRC), ngày 8/32022 tại CFR cảng Đông Á cũng ở mức 890 USD/T, tăng khoảng 90 USD/tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 2/2022. Nhìn chung, thị trường thép cán nóng thế giới biến động, khiến thị trường HRC trong nước khó khăn do các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép, v.v) sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất.

DOANH THU BÁN HÀNG THÉP 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2022 TĂNG 18,5%

Giá thép tiếp tục tăng dựng đứng, liên tiếp 6 lần trong 1 tháng - Ảnh 2.

Số liệu từ VSA cũng cho hay, trong tháng 2/2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,584 triệu tấn, tăng 1,16% so với tháng 1/2022 và tăng 16,1% so với cùng kỳ 2021.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 5,117 triệu tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Bán hàng thép các loại trong tháng 2 đạt 2,574 triệu tấn, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 30,1% so với cùng kỳ nâng mức bán hàng thép thành phẩm trong 2 tháng đầu năm 2022 đạt 5,014 triệu tấn, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó xuất khẩu đạt 1.126.017 tấn, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá thép tiếp tục tăng dựng đứng, liên tiếp 6 lần trong 1 tháng - Ảnh 3.

Trong tháng 1/2022, xuất khẩu thép thành phẩm của Việt Nam đạt 815 ngàn tấn, giảm 10,28% so với tháng trước và giảm 15,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trị giá xuất khẩu đạt 896 ngàn USD, giảm 7,11% so với tháng 12/2021 nhưng tăng 43,79% so với cùng kỳ năm 2021.

Việc phát triển đa dạng xuất khẩu sản phẩm là một mặt nhưng đồng thời cơ cấu thị trường xuất khẩu các sản phẩm thép Việt Nam cũng có thay đổi, điều này cho thấy sự linh hoạt thích ứng của các doanh nghiệp thép Việt Nam.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu thép thành phẩm vào Việt Nam trong tháng 1/2022 đạt hơn 1 triệu tấn với kim ngạch đạt 1,07 tỷ USD tăng 12,03% về lượng và tăng 4,59% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Hạ An

BizLive

Trở lên trên