Giá trị thật của đồng USD là bao nhiêu?
Đã đến lúc chúng ta nên lo lắng về việc cơn sốt của đồng USD. Đồng bạc xanh đã tăng 30% trong gần 3 năm qua, đồng bạc xanh đang ở mức giá quá đắt đỏ.
- 09-02-2017Ông Trump hỏi cố vấn an ninh về... đồng USD?
- 06-02-2017Sắp có làn sóng tăng giá mới của đồng USD?
- 16-12-2016Cao nhất kể từ 2003, đồng USD đang là "ngôi sao"
Tại một vài trong số những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới, các nhà phân tích định lượng (quant) đang biến học thuyết đã tồn tại hàng trăm năm nay thành câu trả lời cho một câu hỏi mà ai cũng quan tâm: Giá trị thật sự của đồng USD là bao nhiêu?
Trọng tâm của học thuyết này là khái niệm giá trị hợp lý (fair value), điểm mà tại đó một đồng tiền nên giao động xung quanh dù nó đắt hay rẻ. Từ thế kỷ 16, một nhóm học giả người Tây Ban Nha đã đo lường giá trị hợp lý, rút ra kết luận rằng tỷ giá nên điều chỉnh theo giá cả hàng hóa, sao cho một túi đường hoặc một mảnh vải sẽ có giá trị giống nhau ở các nước khác nhau khi được quy đổi sang cùng 1 đơn vị.
Ngày nay, các chuyên gia phân tích tại quỹ đầu tư của UBS và Goldman Sachs (đang quản lý số tài sản có tổng trị giá 3.000 tỷ USD) đang sử dụng phương pháp phân tích định lượng để “nâng cấp” học thuyết này. Họ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng đều phát đi một cảnh báo: đã đến lúc chúng ta nên lo lắng về việc cơn sốt của đồng USD, sau khi tăng 30% trong gần 3 năm qua, đồng bạc xanh đang ở mức giá quá đắt đỏ.
Hiện đồng USD đang ở gần đỉnh cao nhất 14 năm và đã thu hút sự chú ý của Tổng thống Mỹ Donald Trump – người buộc tội Đức, Nhật Bản và Trung Quốc cố tình giữ đồng tiền của họ ở mức thấp để tạo ra lợi thế thương mại. Giá USD hiện nay đang cao hơn 15% so với giá trị hợp lý mà UBS tính toán. Goldman Sachs cũng đưa ra nhận xét tương tự.
UBS sử dụng hai cách tiếp cận để tính toán giá trị của USD. Đầu tiên là sử dụng bộ số liệu 30 năm chỉ số giá sản xuất để theo dõi độ biến thiên của đồng USD so với điểm cân bằng. Thứ hai, UBS phát triển một mô hình đo lường tỷ trọng các cổ phiếu và trái phiếu được niêm yết bằng đồng USD trên toàn thế giới trong 20 năm qua, giả định rằng các nhà đầu tư luôn điều chỉnh phân bổ danh mục theo mức trung bình trong dài hạn bằng cách mua vào hoặc bán ra USD.
Còn tại Goldman Sachs, chiến lược gia Stephan Kessler đo lường giá trị của USD thông qua lăng kính thương mại. Mô hình của Kessler sử dụng tỷ giá trao đổi ròng (tỷ số giá xuất khẩu bình quân/giá nhập khẩu bình quân) và rút ra kết luận tỷ giá này càng cao thì nước đó càng có mức độ cạnh tranh cao đồng thời tỷ giá hợp lý càng phải cao.
Ở thời điểm mà thị trường đang tranh cãi khi nào NHTW châu Âu (ECB) nên chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng (vốn là nhân tố hạn chế đà tăng của đồng euro), giá trị hợp lý được coi là lực đẩy chính cho cặp tỷ giá euro – USD. Năm 2013, Fed đã bắt đầu phát tín hiệu thắt chặt chính sách tiền tệ, dỡ bỏ những chướng ngại vật ngăn cảnh đồng USD tăng giá.
Kessler của Goldman Sachs cho rằng những quan điểm thương mại của ông Trump là một lý do khác để đồng USD đảo ngược xu hướng. Cả Đức và Nhật Bản đều có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, và các đồng tiền của họ đang thấp hơn khoảng 13% so với mức tỷ giá trao đổi ròng mà Goldman Sachs tính toán.
“Xét trên góc độ giá trị, hầu hết các đồng tiền đều có tiềm năng tăng giá so với USD, đặc biệt là những nước có thặng dư thương mại với Mỹ và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của Mỹ”, ông nói.