Giá xăng cao kỷ lục trên toàn cầu, các chính phủ hành động khẩn cấp
Giá xăng và dầu diesel bán lẻ tuần này tăng cao kỷ lục ở nhiều quốc gia trên thế giới khiến các chính phủ từ Brazil đến Pháp cân nhắc tăng trợ cấp hoặc cắt giảm thuế để bảo vệ người tiêu dùng khỏi căng thẳng tài chính.
- 10-03-2022Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng
- 10-03-2022Nguy cơ xăng dầu tăng mạnh, Bộ Công thương đề nghị giảm thuế 2.000 đồng/lít
Các động thái trên phản ánh những rủi ro kinh tế và chính trị mà các chính phủ lo sợ khi giá năng lượng đột ngột tăng cao như hiện nay, xuất phát từ nhu cầu nhiên liệu thoát khỏi những ngày đen tối nhất trong giai đoạn đại dịch Covid-19 để hồi phục mạnh mẽ và sự gián đoạn nguồn cung sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Nga là nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về các sản phẩm dầu thô và dầu mỏ, với khoảng 7 triệu thùng mỗi ngày, tương đương 7% nguồn cung toàn cầu.
Giá xăng tăng khắp nơi trên thế giới
Giá dầu tham chiếu trên thị trường quốc tế ngày 10/3 giao dịch ở mức khoảng 115 USD / thùng vào thứ Năm, cao hơn nhiều so với khoảng 80 USD / thùng vào cuối năm ngoái.
Tại Mỹ, cho biết người tiêu dùng đang phải mua xăng với giá bán lẻ cao chưa từng thấy. Giá bình quân trên toàn quốc ở Mỹ cho một gallon xăng loại thường tuần này đạt mức 4,3 USD/gallon, tương đương khoảng 25.150 đồng/lít, vượt mức kỷ lục cũ là 4,11 USD/gallon vào tháng 7/2008. Chỉ trong vòng 1 tuần, giá xăng ở Mỹ đã tăng thêm 52 cent/gallon, tương đương tương đương tăng khoảng 3.100 đồng/lít. Tính từ hôm 24/2, khi Nga mở chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine, giá xăng ở Mỹ đã tăng thêm 60 cent, tương đương tăng 17%. Cách đây 1 năm, giá xăng bình quân toàn quốc ở Mỹ còn là 2,77 USD/gallon, thấp hơn 1,37 USD/gallon so với hiện nay. Nếu mức giá hiện nay duy trì, mỗi hộ gia đình Mỹ phải tiêu tốn thêm gần 125 USD/mỗi tháng, tức gần 1.500 USD mỗi năm, để mua xăng.
Theo số liệu năm 2021, khoảng 8% dầu thô và các sản phẩm hóa dầu của Mỹ là nhập của Nga. Chính phủ Mỹ tuyên bố cấm nhập các loại dầu thô, một số sản phẩm dầu khí và than của Nga. Do đó, các nhà phân tích dự báo giá xăng ở Mỹ sẽ không sớm ngừng tăng, sớm đạt mức đỉnh cao 4,5 USD/gallon, thậm chí 5 USD/gallon khi bắt đầu vào mùa hè – mùa lái xe và là mùa nhu cầu xăng dầu tăng cao.
Tại Châu Âu, giá xăng nhiên liệu ở Anh cũng tăng cao kỷ lục. Dữ liệu từ công ty dữ liệu Experian Catalist cho thấy chi phí trung bình của một lít xăng tại các thị trường Anh ngày 9/3 là 159,6 pence. Giá bán lẻ xăng không chỉ đã tăng lên 1,58 bảng Anh/lít, trong khi dầu diesel đạt 1,65 bảng/lít, đều là mức cao kỷ lục.
Tại Australia, giá xăng hiện cũng ở mức cao kỷ lục, chỉ dưới 2 đô la Úc / lít.
Tại Châu Á, giá xăng dầu cũng tăng mạnh. Ngày 9/4, giá xăng RON tại Singapore– thời hạn giao trong 15-30 ngày - ở mức 150,15 USD / thùng, tương đương 1.276 USD / tấn, FOB, tăng 8,86 USD / thùng so với phiên trước đó, gấp đôi mức twang 4,64 USD / thùng của dầu thô trong cùng ngày. Một chuyến xăng đã được bán trao tay với giá cao hơn 3,1 USD/thùng so với giá giao dịch, thời hạn giao trong 15 – 20 ngày tới, và cao hơn 3 USD đối với những hợp đồng giao chậm hơn.
Giá xăng tại Mỹ.
Giá năng lượng cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế
Nếu giá cả tiếp tục tăng - như nhiều nhà phân tích cảnh báo – điều đó có thể làm mất khả năng tăng trưởng kinh tế, dẫn tới tiêu thụ giảm, và trong một số trường hợp có thể gây ra bất ổn chính trị. Trong những năm qua, giá nhiên liệu tăng đã gây ra các cuộc biểu tình chết người ở các nước như Kazakhstan, Iran và Zimbabwe.
Tại Diễn đàn Thị trường Toàn cầu, Livia Gallarati, nhà phân tích thị trường dầu của Energy Aspects, cho biết: "Giá năng lượng cao ngất trời trong một thời gian dài và rủi ro về phân bổ năng lượng chắc chắn sẽ dẫn tới hậu quả cuối cùng là suy thoái kinh tế".
Mỹ hôm thứ Ba (9/30 đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga - nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới, để trả đũa cho việc Moscow thực hiện "chiến dịch đặc biệt" ở Ukraine, và Anh cũng cho biết họ sẽ loại bỏ dần dầu Nga khỏi danh mục nhập khẩu.
Các nhà phân tích của JP Morgan Chase & Co và Bank of America dự đoán sự gián đoạn đối với dòng chảy dầu của Nga có thể đẩy giá dầu lên 185 - 200 USD / thùng.
Các chính phủ đồng loạt hành động để giảm gánh nặng cho người tiêu dùng
Chính quyền của Tổng thống Mỹ, Joe Biden, đã tìm cách giảm bớt gánh nặng chi phí năng lượng tiêu dùng gia tăng ở Mỹ và ở nước ngoài bằng cách điều hành việc giải phóng hàng triệu thùng dầu thô từ các kho dự trữ khẩn cấp cùng với các quốc gia tiêu dùng khác.
Tuy nhiên, cho đến nay Washington đã từ chối can thiệp trực tiếp vào các trạm bán lẻ xăng dầu bằng việc miễn thuế hoặc trợ cấp trực tiếp.
Chính phủ Trung Quốc đã thông báo tới các nhà máy lọc dầu quốc doanh của mình xem xét ngừng xuất khẩu xăng và dầu diesel trong tháng 4/2022, sau khi đã giảm xuất khẩu trong tháng 3/2022, do lo ngại thiếu cung trên thị trường trong nước.Năm ngoái, Trung Quốc xuất khẩu hơn 1 triệu tấn xăng mỗi tháng, tương đương khoảng 280.000 thùng / ngày, trở thành một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất trong khu vực.
Nguồn cung xăng ở nước này giảm bởi tình trạng thiếu điện và đến mùa bảo dưỡng các nhà máy lọc dầu. Tháng 1/2022, Bắc Kinh đã công bố hạn ngạch xuất khẩu 13 triệu tấn dầu tinh lọc – bao gồm dầu diesel, xăng và nhiên liệu máy bay, là đợt cấp hạn ngạch đầu tiên của năm nay, với khối lượng giảm 56% so với đợt đầu của năm 2021. Xuất khẩu nhiên liệu lọc của nước này trong 2 tháng đầu năm đã giảm 1/3.
Ireland hôm 9/3 cho biết hôm sẽ cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và dầu diesel cho đến cuối tháng 8 để giảm bớt gánh nặng do giá xăng dầu đang tăng nhanh. (Toàn câu chuyện)
Bồ Đào Nha cũng sẽ giảm thuế đặc biệt đánh vào nhiên liệu từ thứ Sáu (11/3) để giải quyết tình trạng giá năng lượng tăng đột biến chưa từng có. Cuối tuần qua, nhiều người trên khắp nước này đã đổ xô đến các trạm xăng để đổ đầy bình, với dự đoán giá sẽ tăng hơn nữa, sau khi đã vượt qua 2 euro một lít.
Các quốc gia khác cũng đang lên kế hoạch cho những động thái tương tự.
Tại Pháp, với cuộc bầu cử tổng thống chỉ còn một tháng nữa, Tổng thống Emmanuel Macron, cho biết chính phủ của ông sẽ sớm công bố các biện pháp giúp các hộ gia đình đối phó với giá nhiên liệu cao, đồng thời cho biết họ đã chi 20 tỷ euro mỗi năm để tiết chế chi phí xăng và điện. .
"Tôi sẽ không để bất cứ ai nói rằng chính phủ đã không làm bất cứ điều gì", Macron nói trong một sự kiện tranh cử hôm thứ (7/3).
Báo O Estado de S. Paulo đưa tin, chính phủ Brazil cũng đang xem xét một chương trình trợ giá xăng và dầu diesel mới để giúp đỡ người tiêu dùng.
Chính phủ Séc cũng sẽ bãi bỏ việc pha trộn bắt buộc các thành phần sinh học vào nhiên liệu và bãi bỏ thuế cầu đường để chống lại giá tăng cao.
Trong khi đó, phát ngôn viên của hãng nhiên liệu RAC, Simon Williams, đã kêu gọi chính phủ Anh cắt giảm thuế Giá trị gia tăng của quốc gia này để cứu các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi tổn thất quá lớn về tài chính. Ông nói với Reuters: "Việc cắt giảm tới 15% sẽ giúp người lái xe tiết kiệm 6,5% tiền xăng dựa trên mức trung bình hiện tại ... có vẻ không công bằng khi kho bạc của chính phủ được hưởng lợi từ việc tăng giá dầu trong khi người lái xe phải chịu thiệt hại".
Tại Việt Nam, trước tình hình giá xăng dầu thế giới cao kỷ lục, Bộ Tài Chính đã nhất trí với đề xuất của ộ Công Thương về việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, với mức giảm là đôi, 2.000 đồng/lít xăng; đối với dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn có chung mức giảm 1.000 đồng/lít.
Giá nhiên liệu cao có thể buộc người tiêu dùng buộc phải thay đổi một số hành vi, bao gồm giảm thiểu việc lái xe, sử dụng các biện pháp như đi xe chung hoặc làm việc tại nhà, giảm chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ khác hoặc bằng cách đẩy nhanh việc chuyển sang các phương tiện chạy bằng điện hoặc hiệu quả hơn.
Goldman Sachs dự kiến nhu cầu sẽ giảm 1 triệu thùng mỗi ngày - hoặc gần 1% mức tiêu thụ toàn cầu - nếu giá tăng lên 150 USD thùng.
Tham khảo: Refinitiv