Giá xăng dầu Việt Nam được hưởng lợi ra sao từ các hiệp định thương mại tự do?
Từ năm 2024, thuế nhập khẩu xăng dầu về mức 0% theo hiệp định thương mại tự do ASEAN. Năm 2018, thuế nhập khẩu dầu diesel, mazut từ Hàn Quốc cũng về mức 0%.
- 30-06-20176 tháng cuối năm giá xăng dầu sẽ giảm từ 5-10%?
- 27-06-2017Nguyên nhân khiến Việt Nam liên tục nhập xăng dầu
- 22-06-2017Cân đối cung cầu xăng dầu thị trường Việt Nam
Giá xăng được tính toán ra sao?
Với bất kỳ phương tiện vận tải truyền thống nào, xăng dầu là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong vận hành. Mức độ tiêu thụ xăng dầu cũng phản ánh tình trạng tăng trưởng kinh tế. Báo cáo của công ty chứng khoán Bản Việt từng nhận xét trong 15 năm qua, mức tiêu thụ xăng dầu nhìn chung tăng song song với GDP.
Theo đó từ giai đoạn 2002-2010, tiêu thụ xăng dầu trung bình tăng 9% nhờ tăng trưởng kinh tế và trước đó ở mức thấp. Sau đó tiêu thụ xăng dầu giảm năm 2011 và 2012 do kinh tế gặp khó khăn.
Là mặt hàng quan trọng nên giá xăng dầu được quy định quản lý theo Nghị định 83/NĐ-CP. Giá xăng dầu được tính theo giá cơ sở, và giá cơ sở trên cơ sở 15 ngày. Thời gian tối thiểu giữa 2 đợt điều chỉnh giá xăng liên tiếp là 15 ngày khi tăng giá và tối đa 15 ngày khi giảm giá.
Giá cơ sở (*) = (Giá CIF + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt) * tỷ giá ngoại hối + Chi phí định mức + lợi nhuận định mức +/- khoản trích vào "Quỹ bình ổn giá xăng" + Thuế GTGT + Phí bảo vệ môi trường + Các loại thuế và phí khác
Trong đó: Giá CIF: Giá trung bình của xăng dầu được giao dịch ở thị trường Singapore 15 ngày + Hàng hóa + Bảo hiểm
Tỷ giá ngoại hối: Tỷ giá bán ra của Vietcombank đối với giá CIF và lãi suất liên ngân hàng để tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Chi phí theo quy định: chi phí phân phối (cơ sở hạ tầng/chi phí bán hàng, v.v.) của nhà bán buôn và bán lẻ
Lợi nhuận theo quy định: Lợi nhuận chia cho nhà phân phối từ mỗi lít xăng dầu bán ra
Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Được thành lập với mục đích hạn chế tác động của biến động giá, được tính trên cơ sở sản lượng bán ra thực tế (300VND/lít) và được ghi nhận là giá vốn hàng bán của nhà phân phối xăng dầu.
Hiện nay việc điều chỉnh giá bán xăng dưới 3% thuộc về các thương nhân đầu mối, từ trên 3% phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép (cụ thể là Bộ công thương và Bộ tài chính).
Hưởng lợi ngay từ Hàn Quốc
Theo ước tính của CTCK Bản Việt, hiện thuế và phí chiếm xấp xỉ 50% tổng giá thành xăng dầu. Ngoài biến động giá dầu thô, các hiệp định thương mại cũng tác động lớn đến giá bán được điều chỉnh.
Cụ thể trước tháng 3/2016, thuế nhập khẩu là mức thuế MFN (thuế nhập khẩu ưu đãi - most favoured nation). Tuy nhiên, sau khi nhiều hiệp định thương mại tự do có hiệu lực từ năm 2016, Việt Nam đã chuyển sang sử dụng trung bình có hệ số thuế nhập khẩu từ các nguồn khác nhau khi tính giá cơ sở.
Báo cáo CTCK Bản Việt.
Năm 2016, do có sự chênh lệch giữa mức thuế nhập khẩu 10% đối với các sản phẩm xăng dầu nhập từ Hàn Quốc và mức thuế nhập khẩu trung bình có hệ số áp dụng trong công thức tính giá cơ sở, nhiều thương nhân đầu mối đã hưởng lợi rất nhiều.
Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong tương lai khi Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN, thuế nhập khẩu sẽ được bãi bỏ vào năm 2024, trong khi theo Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc, thuế nhập khẩu đối với dầu diesel (hiện là 5%) cũng sẽ được bãi bỏ vào năm 2018.
Người được hưởng lợi đầu tiên chính là các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu như Petrolimex. Công ty này hiện chiếm 48% thị phần xăng dầu Việt Nam với 2.400 trạm xăng khắp cả nước. Ông lớn này hiện mua nguyên liệu đầu vào thông qua 3 kênh chính:
Nhà máy lọc dầu Bình Sơn (BSR): xấp xỉ 3 triệu m3, chiếm 35% tổng sản lượng bán. Hợp đồng phân phối được dựa theo hợp động đấu thầu cạnh tranh, tương ứng với việc PLX sẽ ký kết hợp đồng với BSR với sản lượng đăng ký và giá dựa theo giá Platt tại Singapore.
Nhập khẩu thông qua cảng Vân Phong: khoảng 2 triệu m3, tương ứng với tổng 25% sản lượng.
Nhập khẩu trực tiếp từ Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc: 3,7 triệu m3, tấn, của lượng 40% tổng sản lượng còn lại. Nhà cung cấp chính là BP, Shell, SK Energy, Unipec, Vitol, Conoco Phillips, Gunvors, Petronas và Simosa.
Nhờ hiệp định FTA Việt Nam- Hàn Quốc năm 2016, Petrolimex hưởng lợi từ giá nhập khẩu thấp từ Hàn và tỷ trọng thuế nhập khẩu được tính theo trung bình có trọng số của các nguồn nhập khẩu để sử dụng để tính giá cơ sở theo quy định.
Về đầu ra hiện Petrolimex có 3 kênh phân phối chính gồm: 2.400 trạm thuộc sở hữu, 2.800 trạm đại lý và cung cấp trực tiếp cho Vinacomin, TKV, Nhà máy nhiệt điện Ô Môn, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Nên việc tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại cũng sẽ tác động tích cực gián tiếp tới các thành phần khác trong nền kinh tế. Hiện giá xăng dầu Việt Nam thấp hơn bình quân 11% so với mức trung bình các nước ASEAN.
Báo cáo CTCK Bản Việt
Trí Thức Trẻ