Giám đốc Sở Y tế Hà Nội: Suốt 1 tháng qua, vừa chống dịch, vừa phải làm việc với C03, Thanh tra Chính phủ
Bà Trần Thị Nhị Hà.
Bà Trần Thị Nhị Hà cho hay, suốt 1 tháng qua, ngành y tế Hà Nội vừa chống dịch, vừa phải tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra của C03 (Bộ Công an), Thanh tra Chính phủ, Thanh tra TP.
- 21-10-2021Đại biểu Quốc hội: 'Có tình trạng lo lắng quá, run rẩy, sợ trách nhiệm khi chống dịch'
- 21-10-2021Tăng cường quản lý mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc, vaccine phòng, chống dịch COVID-19
- 20-10-2021Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều biện pháp chống dịch chưa từng có tiền lệ; dự kiến đạt và vượt 8/12 chỉ tiêu phát triển KTXH năm 2021
- 15-10-2021Học viên trường quân y rút quân sau 50 ngày chi viện chống dịch: "Người Sài Gòn rất dễ thương, mong có dịp quay lại để thấy một thành phố khỏe mạnh"
- 14-10-2021Chùm ảnh: Bộ đội bịn rịn vẫy tay tạm biệt người dân để trở về sau 2 tháng hỗ trợ TP.HCM chống dịch
Vì sao Hà Nội chưa công bố cấp độ dịch của thành phố?
Sáng 21/10, bên lề kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã có trao đổi với báo chí về các vấn đề liên quan phòng, chống dịch trên địa bàn trong thời gian tới.
Liên quan đến việc tại sao đến nay Hà Nội chưa công bố cấp độ dịch Covid-19 trên phạm vi toàn TP, bà Hà cho rằng, về công bố cấp độ dịch theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và quyết định 4800 của Bộ Y tế thì chỉ công bố theo cấp xã, phường hoặc thậm chí thấp hơn là thôn, tổ, đội, không công bố ở cấp quận huyện và cấp thành phố.
"Hà Nội luôn luôn thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế", bà Hà nói.
Về việc thời gian tới Hà Nội có xem xét, nới lỏng tiếp các hoạt động không?, Giám đốc Sở Y tế cho hay, vấn đề này sẽ phụ thuộc vào đánh giá cấp độ dịch để có thể nới lỏng các dịch vụ, hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội.
Sau khi thống nhất với Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT vừa có văn bản yêu cầu, đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình) tổ chức dạy học trực tiếp.
Về vấn đề này, bà Hà nói, thành phố Hà Nội cũng sẽ sớm có phương án. Hiện Sở GD-ĐT thành phố đang xây dựng phương án rất cụ thể để đảm bảo việc đưa học sinh tới trường.
"Tuy nhiên việc đưa học sinh có phần tổ chức thực hiện để an toàn nhất cho các em học sinh khi trở lại trường học", bà Hà nêu.
Vấn đề tiêm vắc xin cho trẻ em, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội thông tin, thành phố đã có kế hoạch tiêm, tuy nhiên, phải căn cứ vào chỉ đạo của Bộ Y tế về lứa tuổi, số lượng vắc xin nhận được để có thể tổ chức triển khai.
"Chúng tôi hy vọng Bộ Y tế sớm có phân bổ vắc xin cũng như chỉ định lứa tuổi tiêm chủng để Hà Nội thực hiện. Ví dụ đặt lứa tuổi ưu tiên từ 12-18 tuổi, nhưng trong trường hợp vắc xin chưa đủ thì có thể tiêm trước lứa tuổi từ 16-18.
Chúng tôi đang chờ chỉ đạo của Bộ Y tế, hy vọng Bộ sẽ sớm có phân bổ vắc xin cũng như chỉ định lứa tuổi ưu tiên trong tiêm chủng", bà Hà nêu.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng đánh giá, "thẻ xanh Covid" là thứ rất quan trọng trong thời gian tới để khẳng định người dân "là chủ thể an toàn" có thể giao lưu đi lại.
Khi cá nhân an toàn thì có thể tham gia những sinh hoạt và đây là vấn đề rất phù hợp với quốc tế khi chúng ta đưa ra điều kiện với cá nhân an toàn.
Vừa chống dịch, vừa tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra
Người đứng đầu ngành y tế thủ đô cũng nhìn nhận, chủ trương của Chính phủ là sống thích ứng an toàn, kiểm soát có hiệu quả với dịch bệnh và rõ ràng, điều này cũng tạo cho ngành y tế nhiều áp lực.
"Vấn đề quan trọng nhất là nâng cao năng lực hệ thống y tế để có thể thích ứng được với điều kiện hoàn cảnh khi chúng ta có người dân đi từ vùng có dịch về, người nhập cảnh vào Hà Nội, trong số đó chắc chắn sẽ có ca F0.
Đặc biệt với Hà Nội, năng lực hệ thống dự phòng điều tra, truy vết sẽ được chúng tôi đẩy mạnh để đảm bảo giảm tải cho năng lực điều trị.
Tuy nhiên vẫn phải đi song song từ năng lực dự phòng, đến năng lực điều trị và hệ thống y tế cơ sở. Với năng lực như vậy cũng cần đưa ra các chiến lược về y tế", bà Hà nói thêm.
Trước đó, phát biểu tại tổ thảo luận trong sáng 21/10, bà Trần Thị Nhị Hà cho rằng, trong vấn đề chống dịch nguồn lực vô cùng quan trọng và nó có thể từ nguồn ngân sách hoặc từ nguồn huy động tài trợ, viện trợ.
Tuy nhiên, trong công tác chống dịch cần có nguồn lực dự trữ quốc gia và mua sắm tập trung với sự huy động, điều động có điều tiết của Chính phủ và Bộ Y tế.
Bởi lẽ, theo bà Hà, trong dịch bệnh thường diễn biến rất nhanh, khó lường, bất cứ lúc nào cũng có thể gây thảm họa nhưng việc dự trữ mua sắm, đấu thầu thường không theo kịp diễn biến của dịch và khi dịch bùng phát mình thiếu nhưng dịch hết đi lại thừa.
Với ngành y tế Hà Nội, bà Hà nêu rõ, đang hết sức nỗ lực trong công tác chống dịch. Tuy nhiên, trong suốt 1 tháng vừa qua ngành y tế vừa chống dịch, vừa tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra của C03 (Bộ Công an), Thanh tra Chính phủ, Thanh tra TP.
"Các đoàn thanh tra, kiểm tra ngày đêm làm việc với Sở Y tế Hà Nội. Việc này đã gây tâm lý hết sức lo lắng cho ngành y tế, nhân viên y tế. Chúng tôi là những cán bộ chuyên môn nên rất cần yên tâm để hoạt động chuyên môn, phòng chống dịch cho tốt.
Nhưng thực sự rất khó khăn để tạo tâm lý cho anh em, đặt biệt là, các đơn vị trực tiếp thực hiện việc mua sắm. Chúng tôi rất cần cơ chế, chính sách mặc dù Nghị quyết của Quốc hội đã có tháo gỡ nhưng việc tổ chức thực hiện vô cùng quan trọng.
Ngành y tế Hà Nội đã trả giá vụ án của CDC Hà Nội, chính vì vậy, anh em rất lo lắng, cảm thấy không yên tâm khi đối mặt với cơ quan pháp luật.
Tất nhiên chúng tôi hiểu mình không sai thì không sợ, tuy nhiên với việc giải trình hồ sơ liên tục như vậy sẽ gây tâm lý hoang mang", bà Hà chia sẻ.
Tổ Quốc
- Thúc đẩy TP HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế, phát triển chuỗi công nghiệp gắn với hành lang kinh tế xuyên Á
- Hải Phòng, Thanh Hóa... chính thức được hưởng cơ chế đặc thù, đây là một vài điểm đáng chú ý
- Quốc hội chốt chỉ tiêu GDP năm 2022 khoảng 6-6,5%
- Thủ tướng giải đáp chương trình ứng phó với dịch COVID-19 trong thời gian tới: Sẽ quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ y tế
- Phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội khóa XV: Để lại nhiều dấu ấn