MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giảm sâu liên tiếp, chứng khoán Việt Nam bị “đá văng” khỏi top 7 thị trường tăng trưởng tốt nhất Thế giới

Có thời điểm, P/E VnIndex lên gần 22 (theo dữ liệu Bloomberg) và là chỉ số chứng khoán có P/E cao nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, đợt giảm gần đây đã kéo P/E VnIndex xuống còn 18,3, tương đương một số thị trường trong khu vực.

TTCK Việt Nam khởi đầu năm 2018 đầy thuận lợi. Sau khi vượt qua mốc tâm lý 1.000 điểm, chỉ số VnIndex tiếp tục vượt qua đỉnh lịch sử 1.170 điểm và thậm chí chạm mốc 1.200 điểm vào cuối quý 1. Đà bứt phá ấn tượng trong quý 1 đã giúp Việt Nam trở thành TTCK tăng trưởng ngoạn mục nhất Thế giới với mức tăng trên 20%.

Tuy nhiên, trái ngược với những diễn biến trong quý 1, thị trường bước sang quý 2 với những biến động khá tiêu cực. Sau khi tạo đỉnh tại vùng 1.200 điểm, TTCK Việt Nam đã liên tục lao dốc và kết thúc phiên giao dịch 2/5, chỉ số VnIndex chỉ còn 1.029 điểm, tương ứng mức tăng vỏn vẹn 4,6% so với đầu năm.

Giảm sâu liên tiếp, chứng khoán Việt Nam bị “đá văng” khỏi top 7 thị trường tăng trưởng tốt nhất Thế giới - Ảnh 1.

VnIndex giảm sâu sau khi tạo đỉnh tại 1.200 điểm

Với mức tăng kể trên, VnIndex đã bị loại ra khỏi top 7 chỉ số chứng khoán tăng trưởng tốt nhất Thế giới tính từ đầu năm tới nay. Hiện tại, chỉ số FTSE Straits Times Index (STI) của thị trường Singapore đang đứng thứ 7 trong các chỉ số tăng trưởng tốt nhất Thế giới với mức tăng 6,24%. Trong khi đó, Ai Cập là thị trường tăng trưởng mạnh nhất từ đầu năm tới nay với 20,76%.

Giảm sâu liên tiếp, chứng khoán Việt Nam bị “đá văng” khỏi top 7 thị trường tăng trưởng tốt nhất Thế giới - Ảnh 2.

Việt Nam đã bị "đá văng" khỏi top 7 TTCK tăng trưởng tốt nhất Thế giới tính từ đầu năm

Việc TTCK Việt Nam giảm mạnh trong thời gian qua có nguyên nhân bởi áp lực chốt lời gia tăng sau khi đã tăng khá "nóng" trong năm 2017 và quý 1/2018. Có thời điểm, P/E VnIndex lên gần 22 (theo dữ liệu Bloomberg) và là chỉ số chứng khoán có P/E cao nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, đợt giảm gần đây đã kéo P/E VnIndex xuống còn 18,3, tương đương một số thị trường trong khu vực.

Trên TTCK Việt Nam, nhiều nhóm cổ phiếu đã tăng bằng lần và nhiều chuyên gia trên thị trường đánh giá mức định giá không còn quá hấp dẫn. Ngoài ra, việc nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt tiến hành IPO/niêm yết cũng gây ra sức ép không nhỏ về nguồn cung.

Một yếu tố khác là KQKD quý 1 của một số doanh nghiệp lớn không được như kỳ vọng (như VNM, PVD, NVL, CEO…), cũng như một số thông tin kém tích cực từ ĐHCĐ như PVN hoãn kế hoạch thoái vốn khỏi GAS càng khiến thị trường thêm phần ảm đạm.

Bên cạnh đó, những lo ngại về chiến tranh thương mại lan rộng toàn cầu, lãi suất trái phiếu Mỹ tăng cao, căng thẳng chính trị tại Syria…cũng ảnh hưởng không nhỏ tới diễn biến thị trường.

Giao dịch khối ngoại cũng là yếu tố tác động tiêu cực tới thị trường trong tháng 4. Mặc dù khối ngoại đã mua ròng khoảng 1.600 tỷ đồng trên HoSE trong tháng 4, nhưng nếu trừ đi giao dịch mua thỏa thuận 3.600 tỷ tại Novaland thì khối ngoại đã bán ròng khoảng 2.000 tỷ. Việc khối ngoại bán mạnh trong tháng 4 vừa khiến thị trường thiếu đi lực đỡ, vừa tác động xấu tới tâm lý giới đầu tư trong nước.  

Minh Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên