Giáo sư Lý Mai Cẩn chỉ rõ: Nếu phát hiện trẻ có 4 hành vi này thì phải kỷ luật nghiêm, cha mẹ mềm lòng là hại con!
Ở mỗi độ tuổi, mỗi giai đoạn, trẻ lại có những trạng thái tâm sinh lý khác nhau và cha mẹ cũng cần có những lo lắng khác nhau. Do đó, ngay từ khi còn sớm, nếu phát hiện trẻ có 4 hành vi này thì cha mẹ nên đặc biệt lưu ý ngay.
- 08-04-2022Người khôn ngoan khi giao tiếp luôn NHÌN VÀO 3 thứ: EQ cao hay không thể hiện ở đây
- 07-04-20227 thực phẩm là “nỗi khiếp đảm của ung thư”, mỗi ngày ăn một chút cũng có hiệu quả phòng ngừa siêu cao
- 06-04-2022Đầu tư cho con như vợ đại gia Hà Kiều Anh: Chịu chi hàng tỷ đồng mỗi năm, đích thân đi khảo sát trường và khuyến khích con theo đuổi ước mơ
Giáo dục con cái không phải là việc dễ dàng, nhiều phụ huynh lắng nhất là con cái không nghe lời, không nghe khuyên bảo. Thực tế cho thấy, trẻ ở mỗi giai đoạn tăng trưởng và phát triển bản thân đều có trạng thái khác nhau và vấn đề cha mẹ cần lo lắng cũng khác nhau. Do đó, cần đặc biệt lưu ý về phương pháp và cách thức.
Giáo sư Lý Mai Cẩn, giảng dạy tại Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc, là gương mặt rất quen thuộc với nhiều bậc cha mẹ. Bà thường xuyên chia sẻ những bài giảng, lời khuyên và những cuốn sách kinh điển về nuôi dạy con cái, là “kim chỉ nam” cho nhiều phụ huynh học hỏi.
Là một chuyên gia về tâm lý vị thành niên, Giáo sư Lý Mai Cẩn đã chỉ ra một nhược điểm chung mà nhiều bậc cha mẹ mắc phải khi giáo dục con cái, đó là lựa chọn thời điểm sai lầm. Khi cần quan tâm và có trách nhiệm nuôi dạy con, cha mẹ thường quá bận rộn với công việc và cuộc sống nên chỉ nhớ “nuôi” mà ít nhớ “dạy”. Ngược lại, khi con cái đã hình thành tính cách riêng, thậm chí là trưởng thành độc lập, có suy nghĩ của riêng mình thì cha mẹ mới bắt đầu quan tâm.
Đối với những trẻ đã bước vào tuổi vị thành niên, thậm chí gần đến tuổi trưởng thành, các em sẽ không còn muốn bị cha mẹ kiểm soát nữa. Lúc này, nếu bắt đầu quan tâm và muốn kèm cặp trẻ một cách chặt chẽ là điều không nên, dễ gây phản tác dụng, kích thích tính phản nghịch ở trẻ.
Do đó, phụ huynh cần phải thường xuyên quan sát con trẻ, nhận ra những biểu hiện bất thường để kịp thời quan tâm, giáo dục thì trẻ sẽ có hành trình trưởng thành thuận lợi hơn.
Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ không thể dễ dàng buông lỏng. Thay vào đó, nên đặt ra những quy củ đúng đắn cho con càng sớm càng tốt, dẫn đường cho con một cách chính xác.
Giáo sư Lý Mai Cẩn. Ảnh: Sohu
Giáo sư Lý thẳng thắn cho rằng, nếu phát hiện con mình có 4 hành vi này, cha mẹ nên kỷ luật nghiêm khắc, không được mềm lòng:
1. Không tôn trọng người lớn tuổi
Lễ phép là điều cơ bản nhất của một đứa trẻ, nếu cha mẹ thấy con vô lễ với người lớn tuổi thì phải sửa sai kịp thời, nếu không trẻ sẽ hình thành thói quen và rất khó để thay đổi chúng.
Nhiều tình huống trẻ chưa nắm rõ các yêu cầu hoặc chưa được hướng dẫn nên có hành động thiếu tôn trọng người khác. Cha mẹ cần dạy bảo con cái nhưng không nên cáu giận, la mắng. Hãy tìm hiểu tình huống, giải thích cho trẻ lý do và sai lầm trong hành vi của con. Đây cũng là hành động thể hiện bạn đang tôn trọng con. Sau đó, hãy cân nhắc hành vi của con là cố tình hay vô ý và từ đó đưa ra lời bảo ban cụ thể.
2. Tức giận lung tung
Ai đã từng nuôi con nhỏ đều biết rằng trong giai đoạn 2 tuổi, đứa trẻ sẽ đột nhiên trở nên “không nghe lời”, khi không vui sẽ cáu kỉnh, la hét, ném đồ đạc lung tung.
Đây thực sự là giai đoạn nổi loạn đầu tiên của trẻ, nhiều bậc cha mẹ không nhận thấy cần phải kỷ luật con cái lúc này mà cứ để mặc kệ và nuông chiều thói quen đó. Ít ai biết rằng điều này sẽ dẫn đến những thay đổi trong tính cách của trẻ, gây ra vô số tác hại không mong muốn trong tương lai.
Tìm ra đúng phương pháp, cách thức để giáo dục trẻ. Ảnh: Internet
3. Đòi hỏi cha mẹ một cách “vô tội vạ”
Sau khi trẻ được 3 tuổi, trẻ bắt đầu biết đòi bố mẹ đồ chơi, đồ ăn vặt. Nếu được chiều chuộng một cách mù quáng, tình trạng đòi hỏi sẽ ngày một tăng lên, được một tấc lại muốn tiến một thước.
Cứ như vậy, cha mẹ luôn phải thỏa mãn những yêu cầu của trẻ trong tương lai, nếu không, trẻ sẽ khóc lóc, ăn vạ và cáu kỉnh, “làm mình làm mẩy” với cha mẹ. Một khi thói quen đã hình thành thì rất khó để uốn nắn trở lại. Tính cách của trẻ cũng trở nên cáu kỉnh hơn, không học được cách kiểm soát ham muốn của mình.
Đứng trước mối nguy này, cha mẹ tuyệt đối không thể mềm lòng, cần phải dạy dỗ nghiêm khắc ngay từ đầu để cho con cái nhớ lâu, thay đổi nhận thức.
4. Thiếu ý thức về các quy tắc
Không có quy tắc thì không thể làm nên việc. Trẻ con nếu không được xây dựng ý thức về phép tắc thì rất dễ trở nên vô kỷ luật. Các bé không nhận thức được đâu là đúng, đâu là sai, cũng không biết những điều sai trái đem lại hậu quả nghiêm trọng như thế nào thì sau này sẽ gặp nhiều rắc rối. Do đó, cha mẹ không được buông lỏng việc thiết lập các quy tắc cho con ngay từ khi còn nhỏ.
Không chỉ 4 điều trên mà khi đứng trước bất kỳ thói quen xấu, những hành động vô lý nào của trẻ, các bậc phụ huynh cũng không nên có tâm lý “con còn bé có biết gì đâu” mà dung túng, bỏ mặc, thiếu quan tâm. Cần phải uốn nắn kịp thời để hướng con đi đúng đường, sau này trẻ mới có thể trưởng thành nên người.
Sự thành công trong giáo dục của con cái là thành công lớn nhất của gia đình.
*Theo TWGreatDaily