Giữa bão sa thải, 6 bài học cực quan trọng khi bạn bị buộc phải thất nghiệp: Đừng phí thời gian dằn vặt, kẻ đứng yên sẽ bị bỏ lại
Người lao động toàn cầu đang phải trải qua làn sóng cắt giảm nhân sự hàng loạt, ảnh hưởng hầu hết các ngành nghề. 6 bài học được đúc rút từ một người đàn ông đã nghỉ việc ở tuổi 30 sẽ giúp chúng ta vượt qua giai đoạn khó khăn này.
- 09-02-2023Bị sa thải ở tuổi 40, người phụ nữ cay đắng thừa nhận 'làm thuê quá rủi ro': Chuyển nghề bán đồ ăn đêm, thu về 1,3 tỷ đồng/năm nhờ thay đổi suy nghĩ này
- 08-02-20233 năm sau đại dịch, chứng kiến cơn bão sa thải khốc liệt, tôi ngầm nhận ra 3 quy luật sinh tồn: Người hiểu được mới sống tốt, ngược dòng bất chấp mọi biến chuyển cuộc đời
- 08-02-2023Đây sẽ là những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cực kỳ lớn bất chấp bão sa thải: Bạn phải nắm bắt ngay!
Làn sóng cắt giảm nhân sự đã và đang ảnh hưởng đến hầu hết các lao động mọi ngành nghề, từ công nghệ, truyền thông đến cả bất động sản… Chỉ riêng trong tháng 1/2023, các ông lớn như Anphabet, Meta, Microsoft, IBM, Amazon…đã sa thải gần 44 nghìn nhân sự. Hiệp hội bất động sản thành phố Hồ Chí Minh cũng công bố: “Một số doanh nghiệp buộc phải cắt giảm từ 50-70% nhân sự, thu hẹp quy mô đầu tư kinh doanh”.
Làn sóng cắt giảm nhân sự toàn cầu khiến nhiều người lao động điêu đứng
Người đàn ông 30 tuổi ở Kenya đã nghỉ việc trong thời kì khó khăn này và 6 bài học quan trong mà anh ấy chia sẻ sẽ giúp những người cùng cảnh ngộ đối mặt với những thách thức trước mắt.
Sức khỏe tinh thần rất quan trọng
Một trong những cú sốc lớn nhất khi rời bỏ công việc áp lực cao là cảm giác nhàm chán kéo theo sau đó. Sau những tuần đầu tiên chìm đắm trong cảm giác hạnh phúc giống như việc nghỉ hưu sớm, chúng ta bắt đầu cảm thấy mình dường như đang lãng phí quá nhiều thời gian, loay hoay không biết làm gì và lo lắng.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần nên được ưu tiên hàng đầu (ảnh minh họa)
Đối với một số người, đặc biệt là những người trẻ thì việc thất nghiệp khá tương đồng với việc bị phá sản. Ngay cả trước khi tài chính của bạn cạn kiệt, một số người bạn sẽ đột nhiên trở nên quá bận rộn để nhận cuộc gọi của bạn. Hoặc nếu họ bắt máy thì sẽ cố ý phàn nàn về sự túng thiếu của họ để tránh việc phải cho bạn vay tiền.
Tình trạng này sẽ khiến chúng ta càng trở nên chán nản. Vậy nên, điều quan trọng là tìm ra ý nghĩa mới cho cuộc sống, đặt ra những mục tiêu mới, thiết lập lại đời sống tinh thần của chính chúng ta. Điều đó sẽ bảo vệ bạn khỏi sự lo lắng và chơi vơi.
Chủ động tìm cách đa dạng hóa thu nhập
Về mặt tài chính, một trong những hệ lụy tức thời của việc mất việc làm là mất đi dòng thu nhập ổn định. Chúng ta vẫn có nhiều lựa chọn để kiếm tiền nhưng việc mất đi một nguồn thu nhập ổn định và đảm bảo buộc chúng ta phải điều chỉnh lại mọi thói quen.
Đa dạng hóa nhiều nguồn thu nhập khác nhau (ảnh minh họa)
Ngay cả khi có một công việc ổn định, hay biết nhìn xa bằng cách đa dạng hóa các nguồn thu nhập của bạn bằng mọi cách có thể. Nếu những công việc ngoài giờ hoặc những những dự án kinh doanh ấy liên quan trực tiếp đến công việc của bạn càng tốt. Miễn là bạn có lãi, hãy cố gắng tiếp tục.
Đồng thời, khi đa dạng nguồn thu nhập thì chúng ta cũng buộc phải chấp nhận việc phải luôn cảnh giác với những “phi vụ” lừa đảo tinh vi. Các công việc freelance luôn khiến chúng ta phải làm việc với những khách hàng lạ. Chúng ta hoàn toàn chịu trách nhiệm cho việc xác minh danh tính cũng như sự tin tưởng. Kinh nghiệm làm việc sẽ giúp bạn hạn chế được việc bị quỵt tiền công. Những ngày đầu tiên, có lẽ chúng ta nên chấp nhận “trả học phí”!
Giữ một số tiền tiết kiệm, nhưng không bao giờ tích trữ chúng
Cách đối mặt với việc thất nghiệp của mỗi người ở những giai đoạn cuộc đời khác nhau là khác nhau. Đối với những người ở độ tuổi 20, một trong những lợi thế chính là họ đang ở giai đoạn trách nhiệm tài chính thấp. Tuy nhiên, từ độ tuổi 30 trở đi - có rất nhiều trách nhiệm hơn.
Hầu hết mọi người thường tích trữ tiền tiết kiệm của họ bất cứ khi nào tình trạng thất nghiệp xảy ra ở giai đoạn này. Tuy nhiên, mọi người sẽ nhanh chóng nhận ra rằng khoản tiết kiệm ấy sẽ nhanh chóng cạn kiệt dần và có thể thấy trước trong tương lai gần rằng họ sẽ không có tiền mặt có thể được để sử dụng làm vốn cho một dự án kinh doanh mới.
Tất nhiên, bạn nên giảm chi tiêu nếu thấy mình thất nghiệp. Nhưng hãy sử dụng mọi thứ khác mà bạn có - thời gian, tiền bạc, kiến thức - để tạo thêm thu nhập. Đừng dừng lại để tự hỏi khi nào công việc tiếp theo sẽ đến - hãy bắt tay vào việc. Tuy nhiên, chúng ta nhất định phải thận trọng vì những trò gian lận làm giàu có thể bắt đầu nghe có vẻ béo bở trong những thời điểm tuyệt vọng này.
Đa dạng hóa và phân loại các mối quan hệ
Khi thất nghiệp, một trong những bài học lớn nhất chúng ta nhận được chính là những mối quan hệ dần mất đi hoặc trở nên mong manh dần. Bạn sẽ mất vài tháng để thích nghi với lý do tại sao những người bạn “thân thiết nhất” của bạn không còn nữa. Điều đó có thể khiến bạn bực bội nhưng nó giúp chúng ta có một số sự có sự phân loại rạch ròi trong các mối quan hệ.
Phân loại các mối quan hệ là điều cần thiết (ảnh minh họa)
Các mối quan hệ đến từ nhiều nguồn khác nhau và việc phân loại là cần thiết. Chúng ta có những mối quan hệ lâu năm, kéo dài từ thời đi học đến khi đi làm. Đó có thể là những người bạn học cũ và đồng nghiệp từ những năm trước. Điều đặc biệt ở những mối quan hệ này là dù hầu như không nói chuyện họ nhưng sẽ cố gắng nhắc đến tên bạn trong bất kỳ phòng cơ hội nào trong một cuộc trò chuyện. Bắt đầu những công việc mới là cơ hội tốt để chúng ta có thêm những mối quan hệ. Những người hoàn toàn xa lạ có thể trở thành nguồn sinh kế của ta và mở rộng thành những tình bạn tuyệt vời.
Tình bạn có thể giống như một con sư tử; nếu nó trốn thoát khỏi công viên và tấn công bạn, nó có thể vồ chết bạn khi bạn cố thể hiện tình yêu với nó. Nhưng bạn phải sử dụng thuốc an thần; sau đó bạn có thể ôm, vuốt ve và ôm chặt nó trước khi thả về tự nhiên.
Học những kỹ năng mới, có những sở thích mới
Một trong những thứ bạn có nhiều khi thất nghiệp là thời gian. Tận dụng tốt thời gian này để thư giãn, giao tiếp xã hội, suy nghĩ, đọc nhiều, lập chiến lược - đạt được kiến thức và kỹ năng mới. Người đàn ông 30 tuổi cho biết: “Tôi đã dành phần lớn thời gian trong 10 năm qua trên bàn làm việc và tôi hầu như không chơi bất kì môn thể thao nào, cũng như không có thời gian cho những sở thích riêng của bản thân”.
Làm mới bản thân bằng việc tự học các kỹ năng mới (ảnh minh họa)
Nghỉ việc là cơ hội tốt để chúng ta nhìn lại, đánh giá và có những định hướng riêng cho bản thân. Việc chắm sóc sức khỏe tinh thần nên được đặt lên hàng đầu. “Tôi cảm thấy lo lắng đang che mờ khả năng phán đoán và sức khỏe tinh thần của mình, tôi đã bắt đầu chạy bộ. Tôi đã giảm cân và cảm thấy khỏe mạnh hơn- và mỗi lần chạy giúp tôi trẻ lại với một sự tỉnh táo mới. Tôi đã tự học được một số kỹ năng mới mà tôi dự định sẽ phát triển và duy trì lâu dài”, anh nói.
“Ngủ đông” cho đến khi bạn “nảy mầm”
Một người đàn ông thường sẽ có nhiều mối quan hệ xã hội khi anh ta 30 tuổi. Không phải tất cả bạn bè và gia đình của bạn sẽ hoặc nên biết những gì bạn đang trải qua, và những nỗ lực giữ vẻ bề ngoài có thể khiến bạn mất cân bằng.
“Chúng ta sẽ nhận được rất nhiều lời mời đến những bữa tiệc, các cuộc gặp mặt. Không phải ai cũng đủ khéo léo để từ chối. Vậy nên, dù một vài lần làm phật ý người khác hay không nhận được sự thông cảm, thì cũng không nên để sự cả nể phá hủy những kế hoạch của chúng ta”, anh chia sẻ.
Việc này cũng tương tự như “ngủ đông” vậy. Nghĩa là chúng ta tập trung vào hạnh phúc của mình - tài chính, cảm xúc, tâm lý và thậm chí cả thể chất cho đến khi bạn sẵn sàng phát triển.
Thể thao & văn hoá