Góc kinh tế học: Bánh Trung thu phản ánh gì về sức khỏe của nền kinh tế?
Dù chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác động của tết Trung thu đến kinh tế Việt Nam, nhưng đối với các chuyên gia của The Economist, chúng là một dấu hiệu dự báo các xu hướng quan trọng trong tiêu dùng và sức khỏe nền kinh tế.
- 13-09-2019Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Kinh tế "vườn ao chuồng" của cha ông chính là kinh nghiệm cho kinh tế tuần hoàn
- 13-09-2019Các "ông lớn" ngành dịch vụ tiêu dùng trong nước chi bạo cho quảng cáo ra sao?
- 12-09-2019Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar: Dữ liệu chính là nguồn dầu mỏ mới!
Bánh Trung thu là một trong số những món ăn truyền thống có nhiều ý kiến trái chiều nhất. Có những người đặc biệt thích bánh Trung thu, có những người chỉ ăn bánh nướng, có những người chỉ ăn bánh dẻo, có người chỉ ăn nhân, có người chỉ ăn vỏ, có người không bao giờ ăn bánh thập cẩm. Đối với một số người khác, bánh Trung thu quá nhiều calo.
Nhưng đối với các nhà kinh tế của The Economist, chúng là một dấu hiệu dự báo các xu hướng quan trọng trong tiêu dùng và sức khỏe nền kinh tế.
Bánh Trung thu đóng vai trò này vì chúng không chỉ phục vụ nhu cầu thưởng thức, mà còn được sử dụng chủ yếu làm quà tặng. Vào ngày tết Trung thu, một số công ty tặng bánh cho nhân viên; hoặc cho đối tác. Do đó, việc mua bánh Trung thu ít hay nhiều hầu như không phản ánh được việc mọi người có thích bánh hay không. Nhưng cũng vì lý do trên, lượng tiêu thụ bánh Trung thu có thể ít nhiều phản ánh được mức độ sôi động của thị trường lao động và các giao dịch kinh doanh trên thị trường.
The Economist viết: "Vì vậy, thật "xúc động" khi biết rằng, giữa lúc căng thẳng thương mại gia tăng với Mỹ, Hiệp hội Bánh Trung Quốc vẫn dự báo doanh số bán bánh Trung thu sẽ tăng mạnh 5-10% trong năm nay".
Một số nhà quan sát cũng để ý rằng, người tiêu dùng Trung Quốc, với gánh nặng nợ gia tăng, đã bắt đầu lựa chọn hàng hóa một cách khắt khe hơn, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất. Ít nhất 30 công ty thực phẩm được liệt kê, hơn bao giờ hết, đang cạnh tranh để có một miếng trong chiếc bánh thị phần của thị trường bánh Trung thu trị giá 2 tỷ USD.
Tuy nhiên, bánh Trung thu một thời đã bị hạn chế bởi chiến dịch chống tham nhũng. Các doanh nghiệp khi tìm kiếm sự ủng hộ, thường gửi các hộp bánh xa xỉ, kèm theo một "món quà nhỏ" đến các quan chức. Khi chủ tịch Tập Cận Bình tăng cường chiến dịch chống tham nhũng vào năm 2013, thị trường bánh trung thu đã suy giảm hơn 20%.
Bên cạnh bánh Trung thu, các yếu tố khác của dịp tết truyền thống này cũng tác động đến nền kinh tế.
Số liệu do Cục Thống kê Hong Kong cho thấy giá trị của doanh số bán lẻ thường tăng khoảng 3,4% vào tháng có Trung thu. Doanh số bán đồ trang sức, đồng hồ, và các mặt hàng quà tặng thường sẽ gia tăng đột biến vào tháng 8 hoặc tháng 9 hàng năm. Doanh số bán thực phẩm, đồ uống và thuốc lá cũng có xu hướng tăng trong dịp này.
Ngành du lịch cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ vào dịp Trung thu, cả du lịch nội địa Trung Quốc cũng như du lịch quốc tế. Đối với người Trung Quốc, Trung thu được coi là dịp tết "đoàn viên", là dịp đoàn tụ của các thành viên trong gia đình. Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CRC) hằng năm đều lên lịch hàng ngàn chuyến tàu bổ sung trong kỳ nghỉ Trung thu để đảm bảo việc đi lại suôn sẻ. Các sân bay cũng chứng kiến số lượng hành khách ngày càng tăng, đường cao tốc chịu áp lực bởi lưu lượng giao thông tăng cao.
Dữ liệu do Tổng cục Du lịch Trung Quốc (CNTA) tổng hợp cho thấy năm 2018 có khoảng 6 triệu người Trung Quốc từ gần 300 thành phố đã đến 1.155 thành phố ở 88 quốc gia hoặc khu vực trong kỳ nghỉ lễ này.
Nga là điểm đến phổ biến nhất đối với khách du lịch Trung Quốc, tiếp theo là Thái Lan, Việt Nam, Singapore và Malaysia. Xét theo thành phố, Moscow là thành phố nổi tiếng nhất, tiếp theo là St. Petersburg, Bangkok, Pattaya và Singapore, dữ liệu CNTA cho thấy.