Góc kinh tế học: Tại sao tác động kích cầu không bù đắp được tổn thất của Giáng sinh?
Trong một cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện ở châu Âu năm 2016, 15% số người được hỏi không hài lòng về quà tặng của họ và 10% không thể nhớ những gì họ đã nhận được. 25% số người được hỏi cho biết họ đã tặng lại quà cho người khác, 14% đã bán các mặt hàng, 10% cố gắng trả lại cho cửa hàng và 5% trả lại quà cho người tặng.
- 24-12-2019CNBC: 3 lý do tại sao Starbucks thành công khắp thế giới nhưng chỉ chiếm chưa tới 3% thị phần cà phê ở Việt Nam?
- 24-12-2019Hàng chục doanh nghiệp điện mặt trời lao đao vì bị “bẻ kèo” chính sách
- 23-12-2019Tại sao ngành bia - giải khát Việt Nam lại khiến doanh nghiệp ngoại sẵn sàng chi tỷ USD?
Giáng sinh thường là mùa bán hàng cao điểm cho các nhà bán lẻ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Doanh số tăng đáng kể khi mọi người mua quà tặng, đồ trang trí và thực phẩm để ăn mừng ngày lễ này.
Ở Mỹ, "mùa mua sắm Giáng sinh" bắt đầu sớm nhất là vào tháng 10. Ước tính, một phần tư tổng chi tiêu cá nhân của người Mỹ là chi trong mùa mua sắm Giáng sinh và các kỳ nghỉ. Thậm chí, có một vài ngành công nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào Giáng sinh bao gồm thiệp Giáng sinh, cây thông Giáng sinh. Thứ Sáu Đen tối (Black Friday) thường được coi là ngày bắt đầu của mùa mua sắm Giáng sinh. Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà bán lẻ lớn đã bắt đầu kích cầu rất sớm.
Tại Canada, thương nhân bắt đầu các chiến dịch quảng cáo ngay trước Halloween và đẩy mạnh hoạt động tiếp thị của họ sau Ngày Tưởng niệm (Remembrance Day) vào ngày 11/11. Ở Anh và Ireland, mùa mua sắm Giáng sinh bắt đầu từ giữa tháng 11.
Ở hầu hết các quốc gia phương Tây, Ngày Giáng sinh là ngày ngành bán lẻ ít hoạt động nhất trong năm; hầu như tất cả các doanh nghiệp và tổ chức đều đóng cửa, và hầu hết tất cả các ngành đều ngừng hoạt động (nhiều hơn bất kỳ ngày nào khác trong năm), cho dù luật pháp có yêu cầu như vậy hay không.
Ở Anh và xứ Wales , Đạo luật Ngày Giáng sinh cấm tất cả các cửa hàng lớn giao dịch vào Ngày Giáng sinh. Các cửa hàng trên 280 mét vuông - 3.000 mét vuông không được phép mở cửa vào ngày Giáng sinh, trong khi cửa hàng nhỏ hơn giới hạn không bị ảnh hưởng. Mục đích của Đạo luật là để giữ cho ngày Giáng sinh luôn là một ngày "đặc biệt".
Các nhà kinh tế cho rằng, mặc dù chi tiêu chung tăng lên, thì Giáng sinh vẫn gây ra tổn thất nặng nề theo lý thuyết kinh tế vi mô chính thống, bởi tính phi hiệu quả của việc tặng quà. Phát hiện này đã được công bố năm 1993 bởi Joel Waldfogel - giáo sư Đại học Minnesota với tên gọi: Tổn thất của Giáng sinh.
Bạn mua đồ vì sự thỏa mãn nhận được từ chúng. Bạn là người biết rõ nhất bạn muốn tiêu tiền thế nào, vì vậy khi người khác mua cho bạn một thứ gì đó, họ sẽ chỉ có thể đưa ra dự đoán về những gì bạn muốn với số tiền đó. Cũng có khi họ đoán đúng cái bạn thích, nhưng trong hầu hết các trường hợp thì không phải vậy.
Điều này dẫn đến quà tặng thường được trả lại, bán hoặc tặng lại. Trong một cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện ở châu Âu năm 2016, 15% số người được hỏi không hài lòng về quà tặng của họ và 10% không thể nhớ những gì họ đã nhận được. 25% số người được hỏi cho biết họ đã tặng lại quà cho người khác, 14% đã bán các mặt hàng, 10% cố gắng trả lại cho cửa hàng và 5% trả lại quà cho người tặng.
Người cao niên có nhiều khả năng tặng những món quà không mong muốn của họ cho tổ chức từ thiện, trong khi những người ở độ tuổi 25 đến 34 "chỉ đơn giản là ném chúng đi".
Điều đó là lý do nảy sinh ra "Ngày không mua gì' - một ngày phản đối chủ nghĩa tiêu dùng. Tại Bắc Mỹ, Ngày không mua gì được tổ chức vào thứ 6 sau Lễ Tạ ơn của Hoa Kỳ, ở những nơi khác, nó được tổ chức vào ngày hôm sau, đó là ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 11. Ngày mua không có gì diễn ra lần đầu tiên tại Vancouver, khởi xướng bởi nghệ sĩ Ted Dave và sau đó được quảng bá bởi tạp chí Adbuster, có trụ sở tại Canada. Ngày Mua không có gì đầu tiên được tổ chức tại Canada vào tháng 9/1992, được cho là "ngày để xã hội nhìn lại vấn đề tiêu thụ quá mức".