Góc tối của hai công chúa đều mang họ mẹ của ông chủ tập đoàn tỷ đô Huawei: Cha tỷ phú chưa chắc con đã có cuộc sống như mơ!
Mọi người xung quang ai cũng hoài nghi: dựa vào đâu mà hai chị em, một người thiên đàng, một người địa ngục, cùng cha nhưng khác mệnh?
- 02-02-2021Điều thú vị có 1-0-2 về cách làm món mì trứ danh Trung Quốc: Mỗi bát chỉ có một sợi, người ăn được sợi mì càng dài thì càng trường thọ
- 01-02-2021Điên cuồng mua sắm khi nghỉ dịch, tôi nhanh chóng phải hối hận "cực điểm" vì điều này
Nhậm Chính Phi có 3 người con, con gái lớn Mạnh Vãn Châu và con trai Nhậm Bình, là con của ông với người vợ trước, Mạnh Quân.
Sau khi ly hôn với người vợ trước, Nhậm Chính Phi và người vợ hai có một cô con gái tên Diêu An Na.
Là hai chị em cùng cha khác mẹ, Mạnh Vãn Châu hơn Diêu An Na 26 tuổi, hai người thường xuyên bị đặt lên bàn cân so sánh.
1/12/2018, Mãnh Vãn Châu bị bắt ở Canada.
1 tuần trước khi cô chị xảy ra vấn đề, cô em khi ấy 20 tuổi mặc chiếc váy lộng lẫy, tham dự vũ hội dành cho các quý cô Paris nổi tiếng thế giới tại khách sạn Shangri-La ở Pháp.
Cô chị lưu lạc nơi đất khách, bị hạn chế tự do; cô em có ba mẹ ở bên, hưởng thụ cuộc sống xa hoa.
Mọi người xung quang ai cũng hoài nghi: dựa vào đâu mà hai chị em, một người thiên đàng, một người địa ngục, cùng cha nhưng khác mệnh?
Nhưng những thứ mà truyền thông cho chúng ta trông thấy chưa chắc đã là thực tế, rất nhiều khi, nó chỉ một phần của chân tướng mà thôi.
Khi Mạnh Vãn Châu còn nhỏ, Nhậm Chính Phi cũng đang đấu tranh với nỗ lực và sự vất vả; còn Diêu An Na, kể từ khi cô nhận thức được mọi thứ, Huawei đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới.
Một người là "Mộc Lan", cùng cha chinh chiến lập nên Huawei, một người lại là một thiên kim đứng trên vai người cha để tỏa sáng.
Có người nói: Mãnh Vãn Châu "hướng trái" trong khi cô em Diêu An Na "hướng phải".
Tuy nhiên, mặc dù vận mệnh khác nhau, quỹ đạo trưởng thành khác nhau, nhưng suy cho cùng, họ vẫn có những điểm giống nhau.
Bởi lẽ, ở họ, ta đều thấy được sự thông minh, dũng cảm và kiên trì của Nhậm Chính Phi.
Từ trái qua phải: Mạnh Vãn Châu, Nhậm Chính Phi, Diêu An Na
01
Mạnh Vãn Châu sinh ra và lớn lên trong khó khăn
Năm 1972, Mạnh Vãn Châu được sinh ra ở vùng núi Đô Quân, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, năm 2 tuổi, cô trở thành "đứa trẻ bị bỏ lại phía sau" (những đứa trẻ ở lại nông thôn trong khi ba mẹ đi nơi khác làm việc).
Khi ấy, ba của cô, Nhậm Chính Phi, vẫn chưa lập ra Huawei.
Khi cô bắt đầu học nói, ba mẹ đều nhập ngũ, phục vụ trong quân đội, cô bé Mạnh Vãn Châu chỉ biết sống với ông bà nội.
Lúc cô 5 tuổi, vốn dĩ là độ tuổi đi học mầm non, nhưng lại được gửi đi học lớp một.
1+1 bằng bao nhiêu, phép tính đơn giản như vậy cô vẫn có thể biết, nhưng phép tính 10+15 "phức tạp", cô lại không hiểu, chỉ biết lấy đũa của nhà ra đếm, từng chiếc từng chiếc một.
Kì thi cuối kì tới, cô xếp hạng đầu lớp từ dưới lên.
Bà nội cười nói: "Nhậm Chính Phi lại sinh ra đứa con ngốc nghếch như này đây."
Tuổi thơ của Mạnh Vãn Châu, không đồ ăn ngon, cũng không có ba mẹ kế bên.
Nhậm Chính Phí mỗi năm chỉ về nhà thăm con một lần, vì vậy, ông nghĩ cách đón con gái vào quân đội ở.
Nhậm Chính Phi và con gái Mạnh Vãn Châu
Quân khu ở nông thôn, Mãnh Vãn Châu cũng học tiểu học ở vùng nông thôn.
Nhưng, trường học ở vùng nông thôn quản lý lỏng lẻo, cô bình thường không bắt trạch thì cũng đuổi bọ chơi, hoàn toàn không chuyên tâm học hành, thành tích ngày một tệ hơn.
Có một lần, Mạnh Vãn Châu nghiêm túc nói: "Ba, sau này con mà không thi đỗ đại học, ba phải chịu trách nhiệm với tương lai của con nhé."
Lời nói của con gái khiến Nhậm Chính Phi hạ quyết tâm phải tạo nên một sự nghiệp lớn.
Năm 1984, ông được điều chuyển tới Thâm Quyến làm việc, ông đem Mạnh Vãn Châu theo mình tới Thâm Quyến ở một khoảng thời gian.
Kể từ đó, Mạnh Vãn Châu không còn nói mấy lời "đâm vào tim" như trước nữa, cô cũng bắt đầu thấu hiểu sự vất vả của cha mình.
Mạnh Vãn Châu trong bài viết có tên "Phong tranh" đã nhớ lại nói rằng cha mẹ vất vả làm việc ở Thâm Quyến, họ sống trong một căn phòng dột mưa. Bên ngoài mưa to, bên trong mưa nhỏ, 4 phía gió tạt vào, hàng xóm nói chuyện bên cạnh họ cũng nghe thấy.
Cứ như vậy, con gái lớn của Nhậm Chính Phi đã phiêu bạt khắp các nơi, từ Quý Châu, Thành Đô, doanh trại quân đội tới Thâm Quyến, trong suốt tuổi thơ của mình.
Trong khi cô em, Diêu An Na, lại hạnh phúc và may mắn hơn nhiều.
Mạnh Vãn Châu
02
Diêu An Na ngay từ khi còn nhỏ đã hiểu được một đạo lý rằng: Con người, không thể cái gì cũng muốn
Năm 1998, Huawei thuận lợi phất lên, Nhậm Chính Phi khi ấy 54 tuổi chào đón cô con gái nhỏ Diêu An Na ra đời.
Đây cũng là con gái của Nhậm Chính Phi và người vợ thứ hai của mình, Diêu Lăng, cũng giống chị, Diêu An Na theo họ mẹ.
Diêu An Na nhỏ hơn chị 26 tuổi, mọi thứ xung quanh cô đều là trào lưu mới, cô cũng may mắn hơn cô chị cả vì được sinh ra trong cuộc sống giàu sang. Điều quan trọng hơn là Diêu An Na không phải sống cảnh "bị bỏ rơi" như cô chị, ngay từ nhỏ đã được ba mẹ ở bên cạnh.
Năm 2,3 tuổi, Diêu An Na bắt đầu tiếp xúc với ba lê, 5 tuổi chính thức theo học môn học này, một ngày luyện tập mười mấy tiếng đồng hồ.
Mỗi khi mệt mỏi muốn từ bỏ, mẹ lại nói với cô: "Chỉ khi kiên trì tới cùng, mới mong gặt hái được thành công. Nếu buông bỏ giữa chừng, mọi thứ đều sẽ chỉ là con số 0."
Trong khi đó, Mạnh Vãn Châu của năm 5 tuổi, nhớ mẹ cũng chỉ dám giấu trong lòng, thời đó cũng chẳng có điện thoại để liên lạc.
Năm 9 tuổi, Diêu An Na quyết tâm muốn học sâu hơn về ba lê, cứ như vậy, hai mẹ con cùng nhau tới Thượng Hải báo danh tại trường dạy ba lê dành cho tầng lớp quý tộc.
Ngày tham gia trại hè tại nước ngoài lần đầu tiên, vì là lần đầu ra nước ngoài, Diêu An Na rất sợ hãi. Cô gọi điện thoại về nhà, khóc lóc: Mẹ có thể qua đây với con không?
Kết quả, bà Diêu Lăng kiên quyết: "Gia đình nhà ta như vậy, ba mẹ không thể ở bên cạnh con suốt đời, con phải độc lập hơn."
Cùng là những đứa trẻ cấp 1, cả Mãnh Vãn Châu và Diêu An Na đều bị ép trở nên độc lập hơn các bạn cùng trang lứa.
Diêu An Na chụp ảnh cùng cha mẹ
Khi tiếp nhận phỏng vấn cho một tạp chí thời trang, phóng viên hỏi Diêu An Na: "Bạn có điều gì muốn phàn nàn hay tiếc nuối gì không? Nếu ba mẹ có thể ở bên bạn nhiều hơn, tuổi thơ của bạn liệu có vui vẻ hơn không?"
"Bạn không thể cái gì cũng muốn, bản thân tôi rất rõ điều này, sinh ra trong một gia đình như vậy, có thể tài nguyên hay tầm nhận thức đều hơn người khác một chút, nếu đã như vậy, bạn nhất định phải giỏi giang hơn, chứ không phải quay ngược lại đi oán than hay phàn nàn", Diêu An Na trả lời.
Cái giá cho việc "phải giỏi giang" hơn đó là sau khi tập luyện múa ba lê mười mấy tiếng đồng hồ ra, Diêu An Na còn tranh thủ thời gian để học các lớp văn hóa.
Năm 2016, Đại học Harvard chỉ ưu tiên nhập học cho 4 sinh viên ở Trung Quốc, Diêu An Na khi ấy 18 tuổi là một trong số đó.
Mãnh Vãn Châu ở tầm tuổi đó cũng muốn ra nước ngoài du học, nhưng vì khi còn nhỏ điều kiện học tập ở nông thôn không tốt, nên phỏng vấn bằng tiếng anh của cô không đạt.
Ước mơ du học của cô chị không thành công, trong khi cô em thành công được nhận vào Harvard.
Diêu An Na
03
Điểm giống nhau giữa hai chị em: làm việc vô cùng nghiêm túc và chuyên tâm
Khi còn trẻ, Mãnh Vãn Châu nỗ lực trong khó khăn, vì cha mình, vì Huawei, và cũng là vì chính mình.
Trong khi Diêu An Na, cả về con đường học hành lẫn công việc đều không có quá nhiều áp lực, càng không phải suy nghĩ làm sao để cứu Huawei.
Trên đầu là vầng hào quang cao cấp nhất của đoàn Ba lê hoàng gia Anh, trước mắt là cơ hội ngàn năm có một: thư mời nhập học của đại học Harvard.
Mọi người đều cho rằng cô sẽ tiếp tục theo học ba lê, nhưng cuối cùng, Diêu An Na lại lựa chọn ngành học mà mọi người không ai ngờ tới: khoa học máy tính.
Bởi vì Nhậm Chính Phi từng nói với cô:
"Nước chúng ta trả cho họ (các nhà sản xuất nước ngoài) một khoản phí bằng sáng chế hàng năm, công nghệ cốt lõi do người khác kiểm soát và sẽ bị người ta khống chế bất cứ lúc nào, điều quan trọng là thiếu một lượng lớn nhân tài công nghệ cao ở Trung Quốc."
Cứ như vậy, Diêu An Na muốn trở thành nhân tài công nghệ trong lời cha, vì vậy dù rất giỏi múa ba lê, cô vẫn chọn học về máy tính, và trở thành một "sinh viên kiểu mẫu" của Harvard.
"Việc cần làm mỗi ngày có rất nhiều, mỗi ngày tôi chỉ ngủ 4,5 tiếng, nhưng tôi tuyệt đối không cho phép mình làm không tốt."
Trên thực tế, Diêu An Na cũng luôn rất nỗ lực.
Khi còn học trung học, cô đi ngủ vào khoảng 1h sáng, lên đại học, thường chỉ còn ngủ 4,5 tiếng mỗi ngày.
Có người hỏi Diêu An Na: "Cô đã là học bá của Harvard rồi, sao vẫn còn nỗ lực tới như vậy?"
Diêu An Na thản nhiên đáp: "Tôi không cho rằng mình là học bá, vì xung quanh tôi có quá nhiều người thông minh hơn tôi, nỗ lực hơn tôi, vì vậy tôi phải cố gắng hơn, tôi không muốn bị tụt lại."
Ở Harvard, ngoài học hành ra, Diêu An Na vẫn chăm chỉ luyện tập múa ba lê, tham gia thực tập.
Cô đã tham gia vào dự án phát triển một cánh tay điện dành cho người bị cụt, phát minh này đã giành được giải thưởng "Phát minh xuất sắc nhất" của Tạp chí Time.
Cá nhân cô từng chia sẻ rằng: "Dùng khoa học để thay đổi cuộc sống người khác, cảm giác hạnh phúc nó đem lại lớn hơn bất cứ thành công hay danh lợi nào trên thế gian này."
Gia đình ưu thế, cho Diêu An Na một xuất phát điểm thuận lợi hơn người bình thường, nhưng nói về chuyện ở bên cạnh con gái, Nhậm Chính Phi lại thấy mình có lỗi với các con, chưa làm tròn trách nhiệm của một người cha, vì quá bận rộn, ông nói, "cả đời này tôi rất có lỗi với bọn trẻ."
Khi Mạnh Vãn Châu còn trẻ, Nhậm Chính Phi làm lính, không xây dựng nhiều tình cảm với con.
Ngày Diêu An Na chào đời, 2001-2002 là "mùa đông của Huawei", doanh thu lần đầu giảm sút, mảng kinh doanh điện thoại di động gần như bán hết cho Motorola, Nhậm Chính Phi cũng mắc chứng trầm cảm.
Vì muốn nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng, ông thường xuyên ra nước ngoài công tác, một lần đi là mấy tháng trời.
Ai cũng nói con gái là công chúa nhỏ của cha, nhưng Nhậm Chính Phi lại chưa từng cho cả mình và con tận hưởng cảm giác ấy.
Nhưng kì diệu đó là, trong cả hai cô con gái, đều thấp thoáng đâu đó hình bóng của người cha.
Lớn lên trong hai thời đại khác nhau, cả Mãnh Vãn Châu và Diêu An Na đều có một điểm chung: làm việc vô cùng nghiêm túc và hết mình!
04
Mỗi người đều đang giải quyết khó khăn theo cách của riêng mình
Năm 2018, Mạnh Vãn Châu bị bắt tại Canada theo yêu cầu của Hoa Kỳ vì cáo buộc lừa đảo nhiều tổ chức tài chính.
Năm 2019, khi tham dự phiên tòa xét xử, ngay cả khi đang phải đeo xiềng cổ chân điện tử, Mạnh Vãn Châu vẫn mặc một chiếc váy màu tím, giữ được vẻ thanh lịch và tự tin thường thấy.
Có người hỏi: "Con gái như vậy, ông có lo lắng không?"
Nhậm Chính Phi cười nói: "Không lo lắng, vì con gái tôi hiện tại vốn dĩ vẫn luôn rất lạc quan, con bé còn học 5,6 môn trong đó, nó chuẩn bị cho ra một tiến sỹ trong tù."
Khoảng thời gian Mạnh Vãn Châu bị bắt cũng là ngày sinh nhật của Nhậm Chính Phi, cô viết cho cha một bức thư. Bị hạn chế tự do, nhưng vẫn là cô gái hay cười.
Cũng giống như Nhậm Chính Phi từng nói: gà nướng mà không chết thì chính là phượng hoàng.
Nếu không có "kì nghỉ dài" hơn 700 ngày, sợ là cô cũng chẳng có thời gian rảnh mà học hết chương trình tiến sỹ.
Nguy cơ khiến kẻ mơ hồ gặp khó khăn, nhưng lại làm tái sinh những kẻ tỉnh táo.
Trong lúc Mãnh Vãn Châu gặp khó khăn, ràng buộc đạo đức của quần chúng với cô chưa bao giờ dừng lại.
Ngày 27/5/2020, vụ án của Mạnh Vãn Châu chờ đợi kết quả xét xử mới, có cư dân mạng mắng Diêu An Na: chị gái thì đang chịu khổ mà cô lại hưởng lạc như trên thiên đường.
Trên thực tế, học bá Harvard này không phải là một thiên kim tiểu thư máu lạnh.
Cô dùng cách thức riêng của mình, âm thầm nuốt những sự vất vả của người nhà vào trong, đồng thời cũng không từ bỏ chuyện học hành, luôn rèn luyện và hoàn thiện bản thân.
05
Không quản những tranh cãi bên ngoài xã hội, kiên trì quyết tâm khắc phục những khó khăn vất vả
Người khác đồn đại ác ý, đó là bởi họ không phải người trong cuộc.
Chỉ có bản thân Diêu An Na biết, năm 2019, cô sợ hãi tới như nào.
Trong suốt 2 năm, cô luôn sống trong lo âu, điện thoại không dám bắt máy, sợ lại có tin đồn không hay nổ ra, nhưng lại không khống chế được mình, không ngừng lướt đọc tin tức, xem tiến trình mới nhất vụ án của chị gái.
"Từ trước tới này, chưa bao giờ có sự việc khủng khiếp như vậy xảy ra với tôi, có quá nhiều điều chưa biết và tôi cảm thấy hoảng sợ."
Mặc dù rất sợ hãi, nhưng cô ấy chưa bao giờ chia sẻ với cha mình.
Bởi lẽ vừa ngẩng đầu lên là sẽ trông thấy Nhậm Chính Phi với hai bên tóc mai bạc phơ, một mình đơn thương độc mã giải quyết hết mọi chuyện.
Trong khi chị gái Mạnh Vãn Châu luôn là một tấm gương, kể từ khi xảy ra chuyện, cô luôn không ngừng trấn an mọi người, bài đăng đầu tiên trên mạng xã hội của cô cũng là bài đăng báo bình an.
"Xảy ra việc thì không được sợ hãi, phải nghĩ cách để giải quyết. Đây là thứ mà gia đình luôn giáo dục tôi", Diêu An Na chia sẻ.
Diêu An Na là "công chúa Huawei", nhưng cô đồng thời cũng là chính mình.
Có người hỏi liệu sau này cô có tới Huawei làm việc hay không?
Diêu An Na chắc nịch: "Nhất định không, bởi vì bản thân tôi rất kiên định, tôi muốn phát triển bên mảng thời trang."
Về điểm này, Diêu An Na rất giống cha mình, một khi đã quyết định điều gì, tuyệt đối sẽ không thay đổi.
Phóng viên hỏi Nhậm Chính Phi: "Mạnh Vãn Châu tương lai có trở thành người thừa kế của Huawei hay không?"
Nhậm Chính Phi chắc nịch: "Con bé không bao giờ có thể là người thừa kế".
Lý do là: "Con gái không có nền tảng kĩ thuật, không thể gánh vác được Huawei".
Bản thân ông cũng từng nói, muốn để con cái được sải cánh bay, dù là con trai hay con gái.
Huawei đã đi được hơn 33 năm, con đường của nó, Nhậm Chính Phi rõ ràng hơn ai hết.
Hai cô con gái, số phận không ai giống ai, nhưng ở cả hai người ta đều thấy được sự nỗ lực vươn lên, ý chí quyết tâm, không dựa dẫm vào tiền bạc tài sản của cha, một góc nhìn mới về những "công chúa" trong mắt công chúng. Họ có thể có xuất phát điểm, có bối cảnh hơn người, nhưng họ không vì thế mà từ bỏ nỗ lực, không vì thế mà dựa dẫm, họ cho ta thấy được một khía cạnh khác của những "phú đại nhị" (thế hệ thứ hai của gia đình giàu có), nhưng người chỉ biết an chơi trác táng, tiêu tốn tiền bạc của cha mẹ trong mắt cư dân mạng. Họ cho chúng ta thấy một điều rằng, bất kể có là ai, "tự lực cánh sinh" vẫn là sự hỗ trợ, là nền móng vững chắc nhất cho một con người, bạn xuất thân ra sao không quan trọng, quan trọng là bạn có đủ nỗ lực và cố gắng với mục tiêu và ước mơ của mình hay không!
Doanh nghiệp tiếp thị