Goldman Sachs chỉ nhà đầu tư cách sống sót sau khi Triều Tiên phóng tên lửa, thử hạt nhân và mối đe dọa AI
Trong khi quản trị rủi ro đang trở thành một đề tài bàn luận chính trong giới quản lý tài sản trên toàn cầu, giám đốc quỹ thuộc Goldman Sachs cho biết không bao giờ có thể tồn tại một công thức kiểm soát chung cho tất cả những vấn đề bất ổn.
- 15-09-2017Triều Tiên lại phóng tên lửa đạn đạo bay qua không phận Nhật Bản
- 14-09-2017Triều Tiên đe dọa dùng vũ khí hạt nhân “nhấn chìm” Nhật Bản
- 13-09-2017Triều Tiên: Cuộc sống bình dị đằng sau những ồn ào tên lửa, hạt nhân
Nhà đầu tư đang bắt đầu phải trải qua một "thách thức thực", với những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Nhưng trong khi quản trị rủi ro đang trở thành một đề tài bàn luận chính trong giới quản lý tài sản trên toàn cầu, không bao giờ có thể tồn tại một công thức kiểm soát chung cho tất cả những vấn đề bất ổn. Đó là nhận định của bà Sheila Patel - CEO của công ty quản lý quỹ International Goldman Sachs Asset Management trong buổi trao đổi với CNBC sau khi Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa qua không phận Nhật Bản hôm thứ 6.
Và điều quan trọng mà bà Patel cho rằng giới quản lý quỹ cần làm lúc này là đặt câu hỏi về chất lượng phân bổ tài sản trong danh mục của mình.
Nếu nhà đầu tư không gia nhập thị trường từ ban đầu, "muộn một chút đôi khi không phải là điều tồi tệ nhất. Quan trọng là không được vội vàng", giám đốc quỹ Goldman Sachs ám chỉ đà tăng trưởng mạnh và dài của thị trường chứng khoán Mỹ.
"Đối với những danh mục được phân bổ đầy đủ, câu trả lời có lẽ là một chút tiền mặt hoặc quỹ phòng hộ", bà Patel nói.
Theo bà, khách hàng của Goldman Sachs đang đánh giá về rủi ro địa chính trị cao hơn những gì họ từng làm trong quá khứ và căng thẳng giữa các quốc gia vẫn là một nguồn lực làm bất ổn lớn ở trong một thị trường tăng trưởng mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, bà Patel cho biết thị trường cũng có thể bị sụp đổ bởi trí thông minh nhân tạo. Khả năng thay thế con người của robot và trí thông minh nhân tạo có thể khiến cho một số ngành bị đổ vỡ theo cách mà nhà đầu tư không thể lường trước được.
Nhà đầu tư cần có sự am hiểu sâu rộng và những ảnh hưởng tiềm năng của trí thông minh nhân tạo đến nền kinh tế tương lai, bà Patel nói.
Ngành nông nghiệp được dự kiến sẽ chuyển đổi toàn bộ sang tự động hóa, trong đó phải kể đến sự xuất hiện của một số máy móc công nghệ mới như máy kéo tự hành, hệ thống tưới nước tự động. Theo giám đốc quỹ thuộc Goldman Sachs, thậm chí thị trường công nghệ nông nghiệp có thể là một cơ hội hấp dẫn trị giá 240 tỷ USD.