Grab sẽ thâm nhập thị trường fintech, muốn cung cấp các khoản vay nhỏ và các dịch vụ tài chính khác
Trong thời gian qua, Grab đã cố gắng thâm nhập vào mảng fintech (tài chính công nghệ), và minh chứng điển hình nhất là sự ra mắt dịch vụ thanh toán di động vào tháng 11 năm ngoái. Mới đây, hãng này còn giới thiệu dịch vụ cho vay các khoản nhỏ và các lựa chọn bảo hiểm cho lái xe Grab và các doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ GrabPay.
- 12-03-2018Mặt tối của nền kinh tế chia sẻ: Uber & Grab tăng kẹt xe, Airbnb đuổi người thuê ra đường
- 08-03-2018Grab sắp thôn tính thành công Uber ở Đông Nam Á, bao gồm cả thị trường Việt Nam?
- 23-02-2018Đáp trả tin đồn 'buông' Đông Nam Á cho Grab, CEO Uber khẳng định: Sẽ tiếp tục 'đốt' tiền cạnh tranh đến cùng!
Để cho ra mắt các sản phẩm mới của mình, Grab đã hợp tác với Credit Saison, một công ty trị giá 3 tỷ USD, hiện đang là công ty cho vay lớn nhất Nhật Bản với khoảng 70 triệu thẻ tín dụng đang lưu thông. Hai công ty sẽ thành lập một liên doanh với tên gọi Grab Financial Services Asia. Công ty bảo hiểm Chubb của Hoa Kỳ cũng đã ký kết dưới tư cách là đối tác.
Trong một buổi phỏng vấn với TechCrunch bên lề sự kiện Money 2020 tại Singapore, Jason Thomson, người đứng đầu GrabPay cho biết động thái này phù hợp với trọng tâm của Grab tại Đông Nam Á.
Ông chia sẻ: "Hôm nay chúng tôi đã giúp tạo ra khoảng 5 triệu việc làm cho những người muốn phát triển doanh nghiệp. Chúng tôi cần phải cung cấp cho họ các dịch vụ tài chính. Dù cho đó là những khoản vay nhỏ cho vốn lưu động, hay để mua một chiếc ô tô, nếu không có các dịch vụ tài chính, chúng ta sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế của cả hệ sinh thái. Đó là lí do chúng tôi đang làm điều này."
Grab CEO Anthony Tan
Thay vì thông báo cho người dùng về các dịch vụ tài chính thông qua ứng dụng di động của công ty, Grab có kế hoạch muốn tiếp cận theo hướng cộng đồng, và quảng cáo về các dịch vụ này thông qua các sự kiện, qua mạng lưới các đại lý và qua các hình thức offline khác.
Việc tính điểm tín dụng hiện rất khó khăn tại các khu vực đang phát triển, do phần lớn dân cư không sở hữu tài khoản ngân hàng hoặc không dùng chúng thường xuyên. Tại Đông Nam Á, KPMG đã ước tính rằng chỉ 27% dân số có tài khoản ngân hàng. Grab dự định sẽ đánh giá những người nhận khoản vay và các ứng viên bảo hiểm bằng cách sử dụng nhiều hình thức khác nhau, bao gồm thông tin về cách lái xe của họ, mà theo như Thomson đã chia sẻ, hãng này có thể theo dõi thông tin này bằng cách sử dụng tính năng theo dõi định vị từ thiết bị của lái xe.
Thomson nhấn mạnh rằng, mặc dù đó không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá điểm tín dụng, song phong cách lái xe của một tay lái Grab cũng sẽ đóng góp một phần trong quyết định xem liệu họ có được nhận khoản vay hay không.
Hiện tại, Grab mới chỉ tập trung phục vụ cho các khách hàng doanh nghiệp, nhưng Thomson cho biết họ có thể mở rộng để phục vụ cả những người tiêu dùng trong tương lai. Hiện tại, Grab có một khoản cho vay vượt mức 700 triệu USD nhờ vào các chiến dịch cung cấp tài chính cho xe hơi, bảo hiểm, v.v...
Grab đang phục vụ 8 quốc gia tại Đông Nam Á, nhưng các dịch vụ tài chính của họ sẽ tập trung vào Indonesia đầu tiên. Quốc gia này là thị trường lớn nhất của Grab, và họ cũng đã mua được mạng lưới thanh toán offline Kudo tại quốc gia này trong một thương vụ có thể đạt tới 100 triệu USD.
Thomson cho biết Grab đã "định hướng lại" mảng kinh doanh của Kudo và sử dụng nó để phát triển mối quan hệ của Grab với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cộng đồng lái xe trước khi ra mắt các dịch vụ tài chính. Ông cũng bổ sung thêm rằng, tất cả các dịch vụ tài chính từ GrabPay sẽ được triển khai trong toàn khu vục vào cuối nam nay.
Tham khảo TechCrunch
Trí thức trẻ