Gương mặt đầy vết hằn do khẩu trang, kính bảo hộ: Các y tá, bác sĩ ở Vũ Hán đã đánh cược cả tính mạng để chống lại đại dịch corona
Nhiều nhân viên y tế ở Vũ Hán đã kiệt sức, mệt mỏi tới mức "không thể chịu đựng được nữa" sau khi phải làm việc cả ngày lẫn đêm để điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona.
- 04-02-2020Nữ bác sĩ đầu tiên phát hiện ra virus corona, từng tham gia chiến đấu chống lại SARS giờ trở thành anh hùng của người dân Trung Quốc: "Tôi khóc cạn nước mắt của cả đời rồi"
- 04-02-2020Vị bác sĩ trực tiếp đối mặt Corona: Kinh khủng, người ta kêu gọi uống cả nước tiểu. Chúng tôi quá kiệt sức vì fake news
Trong trận chiến cam go, nguy hiểm với bệnh dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra tại Vũ Hán này, chúng ta phải biết ơn tất cả các bác sĩ, y tá, các nhân viên y tế đã sẵn sàng đặt mạng sống của họ vào hiểm nguy để cứu chữa cho những người nhiễm bệnh.
Họ là những người đã đi bộ cả ngày, quên ăn, quên uống và hầu như không có cả thời gian đi vệ sinh để làm công tác cứu chữa bệnh. Kết thúc mỗi ngày, họ kiệt sức đến mức ngủ trên ghế, trên sàn bệnh viện hay bất cứ nơi nào có thể...
Một số bức ảnh được các nhân viên y tế, bác sĩ đang tham gia hỗ trợ chống dịch bệnh corona tại Vũ Hán đăng tải lên mạng xã hội đã phản ánh thực thế đầy vất vả, đau thương mà họ đang phải trải qua. Hậu quả của việc sử dụng đồ bảo hộ cả ngày thể hiện rõ nhất qua những vết hằn sâu, vết loét trên gương mặt mệt mỏi của họ.
Họ chiến đấu không ngừng nghỉ với bệnh dịch trong khi mặc những bộ đồ bảo hộ dày và nặng, với cặp kính bảo vệ nặng, thít chặt vào mặt. Chúng là nguyên nhân gây ra những vết loét, mụn nước khó chịu và thậm chí là đau đớn.
Một vị bác sĩ giấu tên kể lại với tờ South China Morning Post rằn, ông đã không về nhà trong suốt 2 tuần và phải khám tới 150 người trong 1 ca trực đêm mới đây. "Tất cả đều lo sợ. Một số người trở nên tuyệt vọng khi phải chờ đợi hàng tiếng đồng hồ trong giá lạnh. Tôi thậm chí nghe ai đó nói loáng thoáng rằng anh ta đã chờ lâu tới mức nếu có dao anh ta chỉ muốn đâm tôi một nhát. Nhưng giết vài người bác sĩ như chúng tôi cũng đâu thể làm mọi thứ nhanh hơn, phải không?", vị bác sĩ tâm sự.
Hai bàn tay nứt nẻ, sưng lên vì làm việc liên tục của một y tá ở Vũ Hán - Ảnh: Weibo
Virus Corona gây ra bệnh viêm đường hô hấp tiến triển thành viêm phổi cấp tính xuất hiện lần đầu tiên ở TP. Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Từ một số ca mắc đơn lẻ đầu tiên tại Vũ Hán, đến nay dịch bệnh virus corona đã lan tới 26 quốc gia và lãnh thổ ngoài lục địa Trung Quốc. Trên thế giới đã ghi nhận 17.390 ca mắc bệnh, trong đó tại Trung Quốc 17.205 ca, số người tử vong đã lên tới 362 trường hợp
Để ngăn chặn đà lây lan của dịch viêm phổi do virus corona chủng mới (nCoV), Trung Quốc đã quyết định cách ly hơn 60 triệu dân. Tại Việt Nam đã ghi nhận 10 ca mắc bệnh (3 bệnh nhân đã khỏi), chưa ghi nhận trường hợp tử vong tại Việt Nam. Ngày 1/2 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định công bố dịch viêm phổi cấp do virus corona.
Theo WOB, SCMP
#ICT_anti_nCoV
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai