MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

GWEC: 'Việt Nam sẽ trở thành trung tâm điện gió ngoài khơi mới tại châu Á'

GWEC: 'Việt Nam sẽ trở thành trung tâm điện gió ngoài khơi mới tại châu Á'

Theo ông Mark Hutchinson, Chủ tịch nhóm công tác khu vực Đông Nam Á của GWEC, Việt Nam sẽ trở thành trung tâm điện gió ngoài khơi mới ở trong khu vực châu Á khi mà chúng ta theo những định hướng như là những quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines.

Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế lần thứ ba về công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2021 được tổ chức dưới sự chủ trì của Ban Kinh tế Trung ương và các đơn vị liên quan. Chủ đề của phiên hội thảo chuyên đề 4 ngày 10/11 là “Phát triển năng lượng xanh và các năng lượng mới trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Cơ hội việc làm cho ngành điện gió ngoài khơi

Ông Mark Hutchinson đánh giá, Việt Nam sẽ không chỉ tạo ra một ngành công nghiệp mới mà còn tạo ra hàng trăm nghìn công việc từ phát triển điện gió ngoài khơi.

Theo kịch bản phát triển cao của Ngân hàng thế giới, đến năm 2035 sẽ có khoảng 700.000 công việc được tạo ra nhờ điện gió ngoài khơi. Đáng chú ý, 40% số việc được tạo ra đến từ việc xuất khẩu điện gió từ Việt Nam đến các quốc gia khác trong khu vực.

Việt Nam có thể sẽ trải qua mức tăng trưởng nhu cầu năng lượng đáng kể do các hoạt động kinh tế đẩy mạnh. Điện gió ngoài khơi là một loại năng lượng sạch và hợp lý cho vấn đề năng lượng trong tương lai.

Việt Nam sẽ là quốc gia đi đầu ở khu vực Đông Nam Á trong phát triển điện gió. Với tư cách là người đi đầu, Việt Nam sẽ đi đầu thị trường, có lợi thế về chuỗi cung ứng so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, sản lượng lớn như vậy thì cần có cơ chế chính sách phù hợp cũng như một lượng lớn vốn đầu tư để khởi động.

Vậy nên, ông Mark Hutchinson khuyên nghị Việt Nam cần xây dựng đấu giá nhất quán để các công ty trong nước và quốc tế có thể đầu tư vào chuỗi cung ứng, đào tạo nhân viên, xây dựng cảng và cơ sở hạ tầng khác.

GWEC: Việt Nam sẽ trở thành trung tâm điện gió ngoài khơi mới tại châu Á - Ảnh 1.

Ông Mark Hutchinson phát biểu tại buổi hội thảo chuyên đề thứ 4. Ảnh chụp màn hình.

3 thông điệp quan trọng

Thứ nhất, Việt Nam đã thể hiện vai trò lãnh đạo rất quan trọng với cam kết hướng tới mức phát thải carbon bằng không vào năm 2050. Điều này sẽ giúp thúc đẩy quá trình phát triển kinh và hiện đại hóa, tạo nhiều công ăn việc thông qua phát triển ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Thứ hai, điện gió ngoài khơi sẽ nâng cao an ninh năng lượng cũng như cân bằng hoạt động thương mại bằng cách giảm nhập khẩu than và gas. Điện gió ngoài khơi cần được nâng cao tính cạnh tranh thông qua cơ chế giá FIT và đấu thầu trong một vài năm tới.

Thứ ba, điện gió ngoài khơi là một nguồn năng lượng chạy nền rất hiệu quả. Nó sẽ giúp Việt Nam giảm các nhà máy điện đốt than.

Đề xuất phát triển điện gió tại Việt Nam

Nhằm đảm bảo phát triển và thu hút vốn đầu tư cho lĩnh vực điện gió ngoài khơi, GWEC có một số đề xuất sau cho Chính phủ Việt Nam.

Ban đầu, Việt Nam sẽ hạn chế giá FIT cho 4-5GW để các dự án điện gió ngoài khơi được hỗ trợ thông qua FIFT. Việt Nam sẽ thiết kế thiết kế chuyển đổi phù hợp sang hình thức đấu giá và có đủ thời gian để đảm bảo hợp đồng mua bán điện PPA có khả năng vay vốn

Tiếp theo, Việt Nam cần thông báo trước tối thiểu hai năm đối với những thay đổi lớn về chính sách và đảm bảo thực hiện tham vấn để tối đa hóa tính minh bạch.

Ngoài ra, cơ chế đấu giá phải có đủ quy mô vừa đủ (2 - 3 GW). Các nhà phát triển ở trong cung ứng biết sẽ có nhiều chuôi đấu giá như vậy, họ sẽ đầu tư nhiều vào chuỗi cung ứng, nhập khẩu, đào tạo nhân viên,...

Việt Nam cần tiến hành các nghiên cứu về lưới, cấp phép, quy hoạch không gian biển cũng như nghiên cứu chi tiết về thiết kế đấu giá.

Đặng Sơn

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên