MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hà Nội dự kiến thay thế tuyến buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị, làm tàu một ray monorail trên cao chạy khắp ven hai bờ sông Hồng trong tương lai

TP Hà Nội đang đề xuất ưu tiên xem xét bổ sung 3 tuyến đường sắt đô thị mới, trong đó có tuyến đi theo đường Lê Văn Lương để thay thế tuyến BRT dài 14km.

Hà Nội dự kiến thay thế tuyến buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị, làm tàu một ray monorail trên cao chạy khắp ven hai bờ sông Hồng trong tương lai
 - Ảnh 1.

Theo Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy mô mạng lưới các tuyến đường sắt đô thị gồm 9 tuyến với tổng chiều dài khoảng 318 km, kết nối với các tuyến tàu một ray (monorail), mạng lưới xe buýt nhanh (BRT), xe buýt tạo thành mạng lưới giao thông công cộng hoàn chỉnh của đô thị.

Hiện tại Thủ đô mới có 2 tuyến đường sắt đô thị được xây dựng (tuyến số 2A Cát Linh – Hà Đông, tuyến số 3 đoạn Nhổn – ga Hà Nội) và 6 tuyến khác đang thực hiện các khâu của dự án đầu tư. Tuyến số 2A đã được đưa vào sử dụng.

Đến đầu tháng 11, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, cơ quan được UBND TP Hà Nội giao tổ chức lập đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2045, tầm nhìn đến 2065 tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đại diện cộng đồng dân cư đối với đồ án. Theo đó, với định hướng hệ thống đường sắt đô thị, thành phố dự kiến quy hoạch 11 tuyến như sau:

Tuyến ĐSĐT

Định hướng quy hoạch theo Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Định hướng quy hoạch theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đang tổ chức lấy ý kiến

01

Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên)

Kéo dài đoạn Gia Lâm – Dương Xá kết nối với ga Lạc Đạo (ga đầu mối phía Đông của đường sắt khu đầu mối Hà Nội)


02

Tuyến đường sắt đô thị số 2 (Hà Đông – Nội Bài)

Đoạn qua khu vực trung tâm theo hướng tuyến của đường vành đai 1 (đoạn Đại Cồ Việt – Xã Đàn – Đê La Thành) và vành đai 2 (Láng).

2A

Tuyến đường sắt đô thị số 2A (đường sắt Cát Linh - Hà Đông)

Kéo dài từ Hà Đông kết nối với Xuân Mai (thành phố phía Tây).

03

Tuyến đường sắt đô thị số 3 (Trôi – Nhổn – Yên Sở)

Kéo dài từ Nhổn về Sơn Tây

04

Tuyến đường sắt trên cao số 4 (Liên Hà – Bắc Thăng Long)

Giữ nguyên hướng tuyến Mê Linh - Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy - Vành đai 2,5 - Cổ Nhuế - Liên Hà

05

Tuyến đường sắt đô thị số 5 (Cổ Loa – An Khánh)

Giữ nguyên hướng tuyến Đường Văn Cao - Ngọc Khánh - Đại lộ Thăng Long - Vành đai 4 - Hòa Lạc.

06

Tuyến đường sắt số 6 từ Nội Bài đến khu đô thị mới phía Tây Ngọc Hồi

Điều chỉnh: Bỏ đoạn Xuân Đỉnh – Hà Đông (trên nền đường sắt quốc gia hiện hữu); Kéo dài đoạn Xuân Đỉnh kết nối với tuyến số 8 (theo hướng VĐ3); Điều chuyển đoạn Hà Đông – Ngọc Hồi về tuyến số 7.

07

Tuyến đường sắt số 7 có lộ trình đi qua Mê Linh - Đô thị mới Nhổn - Vân Canh - Dương Nội

Kéo dài đoạn Hà Đông – Ngọc Hồi (đoạn tuyến số 06 quy hoạch trên nền đường sắt quốc gia hiện hữu).

08

Tuyến đường sắt đô thị số 8 (Cổ Nhuế - Trâu Quỳ)

Tách đoạn Hoài Đức – Hồ Tây khai thác với tính chất hướng tâm (ưu tiên đầu tư sớm đồng bộ với trục Tây Hồ Tây); đoạn Mai Dịch – Dương Xá khai thác với tính chất vành đai.

09


Tuyến bổ sung: kết nối ga Ngọc Hồi với Thường Tín, đô thị vệ tinh Phú Xuyên và khu vực dự kiến quy hoạch CHK thứ 2 Vùng Thủ đô.

10


Tuyến bổ sung: trên cơ sở hướng tuyến Monorail M3 kết nối từ huyện Mê Linh đến Dương Xá.

Đáng chú ý, thành phố đề xuất ưu tiên xem xét bổ sung 3 tuyến đường sắt đô thị mới gồm tuyến đi theo đường Lê Văn Lương để thay thế tuyến BRT trong tương lai; tuyến tại đô thị Bắc sông Hồng theo hướng song song tuyến số 4 và kết nối với khu vực Long Biên, Gia Lâm; và tuyến dọc theo trục phía Nam (kết nối đô thị trung tâm và các địa phương dọc trục phát triển phía Nam với sân bay thứ 2 khu vực phía Nam).

Thành phố cũng đề xuất ưu tiên thực hiện giải pháp theo hướng đi ngầm đối với các đoạn tuyến nằm trong Vành đai 3,5. Ngoài ra, cập nhật, điều chỉnh cục bộ quy hoạch đối với 02 tuyến: Hướng tuyến ĐSĐT số 4 đoạn tuyến phía Nam sông Hồng từ đi trên cao sang đi ngầm; Đầu tư toàn tuyến ĐSĐT số 5 trong 1 giai đoạn và điều chỉnh số lượng ga từ 17 ga thành 21 ga.

Tiếp tục nghiên cứu xem xét để bổ sung thêm 3 tuyến mới gồm Tuyến dọc theo Quốc lộ 18 (kết nối sân bay Nội Bài với Bắc Ninh); Tuyến dọc theo Vành đai 1; tuyến dọc theo đường Vành đai 2.

Về hệ thống Monorail, đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đưa ra phương án quy hoạch các tuyến tàu điện một ray (monorail). Cụ thể, quy hoạch hệ thống tuyến monorail trên cao (sky-monorail) chạy ven hai bờ sông Hồng kết hợp du lịch, cảnh quan và tuyến chạy khu vực phố cổ.

Hệ thống tuyến đường sắt chạy ngầm khu vực nội đô theo mô hình TOD, bao gồm ba tuyến: Bờ Hồ - Đại Cồ Việt – Xã Đàn – Khâm Thiên – Nguyễn Du – Bờ Hồ; Bờ Hồ - Lò Đúc – Kim Ngưu – Lạc Trung – Lê Thanh Nghị - Kim Liên – Nam Đồng – Thành Công – Giảng Võ – Kim Mã – Hai Bà Trưng – Bờ Hồ; và Vĩnh Tuy – Vĩnh Hưng – Tân Mai – Kim Đồng – Đường 2,5 – Trung Hòa – Yên Hòa – Nguyễn Phong Sắc – Tây Hồ Tây – Xuân Đình.

Về hệ thống đường sắt, có một số điểm đáng chú ý như đề xuất mở rộng tổ hợp nhà ga Ngọc Hồi để tích hợp nhà ga, depot, trạm bảo dưỡng… của các tuyến đường sắt Quốc Gia, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt đô thị. Đường sắt tốc độ cao chỉ dừng ở ga Ngọc Hồi (không đi vào ga Hà Nội). Ngoài ra, bổ sung một vị trí tại khu vực đô thị vệ tinh Phú Xuyên để phục vụ kết nối Cảng hàng không thứ hai; đề xuất bổ sung hạ tầng đường sắt kết nối với tỉnh Hòa Bình để tổ chức chạy tàu nội vùng.

Nhật Minh

An ninh Tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên